Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2014

3 lý do chứng minh Responsive Web Design (RWD) là cách hữu hiệu nhất trong chiến lược Mobile SEO

Ngày nay, điện thoại di động (smartphone ) và máy tính bảng (tablet) xuất hiện ngày càng nhiều và các mobile website càng trở nên thân thiện hơn với người sử dụng. Nếu SEO là giải pháp chủ yếu trong chiến lược online marketing của doanh nghiệp thì việc sở hữu 1 mobile website cũng thật cần thiết.



chỉ mục



Ngày nay, điện thoại di động (smartphone ) và máy tính bảng (tablet) xuất hiện ngày càng nhiều và các mobile website càng trở nên thân thiện hơn với người sử dụng. Nếu SEO là giải pháp chủ yếu trong chiến lược online marketing của doanh nghiệp thì việc sở hữu 1 mobile website cũng thật cần thiết.


Doanh số bán thiết bị di động đã vượt hơn hẳn doanh số bán hàng của máy tính để bàn và người sử dụng đang có xu hướng truy cập Internet trên thiết bị di động tăng chóng mặt từ năm 2012. 67% người sử dụng nói rằng họ tin dùng và ưa chuộng các mobile website thân thiện, các website thực hiện SEO dần chuyển sang mobile website  thân thiện và đặc biệt ứng dụng công nghệ Responsive Web Design (RWD).


Trên thực tế đã có nhiều tranh luận khi chọn lựa sử dụng 1 website bình thường hoặc 1 website có thể tương thích  trên mobile. Mỗi hình thức đều có ưu, nhược điểm riêng, vì vậy việc doanh nghiệp chọn lựa sử dụng loại website nào còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, ví dụ: mục đích, đối tượng mục tiêu và cả SEO.


Nếu SEO là 1 trong những chiến dịch quan trọng của doanh nghiệp thì sau đây là 3 lý do để chọn RWD:


1. Được Google giới thiệu


67% người duyệt web đều tìm kiếm thông tin từ Google, Google nhận định RWD chính là cấu hình mobile của Google và sẽ ngày càng phát triển hơn nữa để có thể trở thành ngành công nghệ chất lượng nhất, tốt nhất và được tin dùng nhiều nhất.


Các web RWD có cùng 1 URL (cùng 1 bộ source) chạy trên tất các các loại máy tính và thiết bị di động như: tablet, smartphone,…, vì vậy Google dễ dàng th thập thông tin và index nội dung. Nhưng đối với 1 mobile site, URL và bộ source không giống nhau nên đòi hỏi Google phải index thành nhiều phiên bản của cùng 1 site.


Google thích dạng RWD do nội dung trên cùng 1 website và 1 URL, như vậy người dùng có thể dễ dàng chia sẻ, tương tác và liên kết đến những nội dung liên quan.


Ví dụ: 1 người sử dụng thiết bị di động có thể chia sẻ nội dung với bạn bè trên facebook thông qua mobile site và những người được chia sẻ vẫn có thể xem nội dung khi sử dụng PC. Điều này có thể giúp tối ưu các trải nghiệm người dùng, Google nhấn mạnh: trải nghiệm người dùng cũng được xem là 1 yếu tố xếp hạng quan trọng liên quan đến SEO


2. Một website trên nhiều thiết bị


Một trong những thế mạnh của RWD là 1 website có thể xem được trên nhiều thiết bị với nhiều kích thước màn hình khác nhau. 1 website có thể co giãn phù hợp với kích thước màn hình của từng loại thiết bị mà không cần phải thiết kế thêm bất kỳ 1 phiên bản website nào khác dành cho PC, laptop hoặc smartphone,…


Ví dụ: Các đối tượng văn phòng muốn sử dụng smartphone để tìm kiếm 1 sản phẩm nào đó trong giờ nghỉ trưa, khi họ tìm thấy website có chứa những thông tin, sản phẩm mà họ thật sự đang cần thì sa giờ nghỉ trưa chắc chắn họ sẽ sử dụng PC hoặc laptop để tiếp tục tìm hiể và nghiên cứu website đó. Ngược lại, nếu 1 website không thể xem được trên smartphone thì họ sẽ không tìm thấy và dĩ nhiên không thể trở thành khách hàng của doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm/dịch vụ mà đối tượng đang tìm kiếm.


Mặt khác, nếu website được tìm thấy trên smartphone chỉ chuyên dùng trên các thiết bị di động thì các đối tượng tìm kiếm sẽ thất vọng khi không thể xem tiếp trên laptop, PC,… và họ sẽ phải tốn công sức để tìm 1 website khác khi sử dụng PC, laptop.


3. Dễ dàng quản lý


Để sở hữu website dành cho các loại thiết bị thì cũng cần thực hiện chiến dịch SEO. Quản lý 1 website và 1 chiến dịch SEO sẽ dễ dàng hơn so với việc quản lý 2 hay nhiều website và 2 hay nhiều chiến dịch SEO. Đây cũng chính là 1 lợi thế quan trọng của RWD và cần phải tối ưu hóa cho nhiều từ khóa có khả năng được tìm kiếm trên smartphone.


Kết luận


RWD xuất phát từ Google, cho phép người sử dụng truy cập vào website trên các thiết bị với nhiều kích cỡ màn hình khác nhau. Bên cạnh đó, RWD cũng giúp cho việc quản lý và thực hiện chiến dịch SEO trở nên dễ dàng và thuận tiên hơn. Với những minh chứng trên thì RWD được xem là chọn lựa tốt nhất cho việc thực hiện chiến lược SEO trên mobile website.

Điểm mạnh của HTML5

Các Websites tinh xảo sẽ phát triển mạnh mẽ và dễ dàng hơn khi HTML5 trở nên thông dụng. Sau đây là 9 tiện ích của HTML5.


Cai-tien-HTML-thanh-HTML5-de-tot-cho-seo


Đó là lý do tại sao những chương trình nặng vẫn có thể hoạt động được. Những người phát triển trình duyệt cũng như nhiều người khác có rất nhiều ý tưởng để nâng cấp trình duyệt và Web, điều này dẫn đến sự ra đời của trình duyệt thế hệ 5.


HTML5 sẽ làm thay đổi rất nhiều khía cạnh của cuộc sống trên Web. Nó không thay thế Flash hay Shockwave: được dùng ít trong trò chơi ở Miniclip.com. Điều này cho thấy HTML5 ảnh hưởng đến thế nào. Tuy nhiên, HTML5 thiết kế lại Web và cho phép các Websites cơ bản có nhiều tiện ích hơn. HTML5 tags sẽ thay thế plug-in trong những việc đơn giản cũng như làm cho Web bảo mật hơn và hiệu quả hơn.


Để biết rõ hơn những chuẩn mới mà thẻ HTML có, trong bài báo này chúng tôi xin đưa ra ý kiến của một số nhà phát triển, lập trình và thiết kế. Dưới đây là những tiện ích khi HTML5 được ứng dụng và được chuẩn hóa trên Web:


HTML5 làm giảm tầm quan trọng của các plug-ins


Trước đây, câu chuyện về Web gắn với plug-in hay add-on của một trình duyệt bởi nó khuyến khích sự sáng tạo cũng như sự trải nghiệm. Âm thanh, ảnh động hay những thủ thuật khác xuất hiện trên Web thông qua plug-ins, phát triển bởi Sun, Adobe, RealAudio, Microsoft và rất nhiều hãng khác. Giao diện plug-ins mở đối với tất cả và mọi người có thể trải nghiệm bằng cách thêm những tính năng mới.


Cuộc chiến về Flash có thể là cuộc chiến nổi tiếng nhất, nhưng sức mạnh mới được từ HTML5 cũng đe dọa tới hệ mã lệnh. JavaFX là lý tưởng, nhưng ai là người muốn học một loại cú pháp mới trong khi JavaScrip và Canvas đang làm rất tốt. Ai cần hệ thống Real khi các video sẽ được chuyển thành audio và video? Plug-in dường như sẽ bị lãng quên.


Plug-ins sẽ bị biến mất hoặc không được dùng? Có thể, nhưng nó còn phụ thuộc vào việc làm của bạn. Nếu bạn muốn vẽ hình ảnh, Canvas là thích hợp nhất. Nhưng nếu muốn vẽ một thế giới 3-D đặc biệt, giống như trong các trò chơi Flash và Shockwave phức tạp, bạn sẽ phải dùng tới plug-in khi nó có thể kết nối trực tiếp tới video cũng như chạy thế giới game 3-D.


HTML5 hỗ trợ đồ họa tương tác


Web cũ tải hình ảnh bằng cách tải file GIF hay JPG. Web mới có thể xây dựng hình ảnh trên Canvas. Một loạt thư viện đồ họa đẹp được đưa ra, giúp cho đồ họa của Website trở nên tương tác hơn.


Hiện nay, JavaScript có thể tính toán cũng như vẽ hình ảnh bằng dữ liệu. Mọi thứ trở nên sống động khi những lập trình viên có thời gian để đưa ra giải pháp. Adobe mới đây đã bắt đầu phát triển đồ họa tinh xảo cho HTML5. Sự xuất hiện của những công cụ này sẽ mở đầu cho những khả năng mới cũng như đồ họa sẽ được tinh xảo hơn hiện nay.


HTML5 cho phép các ứng dụng kết nối tới khu vực lưu trữ file


Những người lập trình Web thường lưu trữ một lượng lớn thông tin trong các cookies (300 cookies tương đương với 4096 byte). Bộ công cụ dùng plug-in Flash để trưng dụng lựa chọn từ ổ đĩa là phiên bản đầu của bộ công cụ Dojo. Tuy nhiên, giờ đây chỉ cần sử dụng HTML5 là được.


Lập trình viên có thể lưu trữ bất cứ thứ gì họ muốn. Điều này giúp việc cài đặt các ứng dụng dễ dàng hơn giống như các ứng dụng cũ. Các ứng dụng chạy mã JavaScript từ ứng dụng lưu trữ HTML5 ngoại tuyến và hoạt động ngay cả khi kết nối Web đang hoạt động.


Phương pháp này không ảnh hưởng tới hoạt động phát triển nhóm “đám mây” bởi những dữ liệu có thể hoạt động như những lưu trữ thông minh. Lập trình game có thể lưu trữ theo vùng những phần mô tả và ảnh minh họa, giúp tiết kiệm thời gian tải thông tin nhiều lần.


Ngược lại, những dữ liệu này sẽ được lưu trữ trong các tệp tin hệ thống. Thế nên việc lấy lại dữ liệu không phải là dễ dàng. Người dùng muốn chuyển dữ liệu từ máy này sang máy khác sẽ gặp phải khó khăn.


HTNL5 sẽ đơn giản hóa chia nhỏ dữ liệu với cyborg data


Ai đã từng chia nhỏ dữ liệu từ các trang web đều biết rằng HTML không giúp được nhiều ngoại trừ giúp trình duyệt nơi đặt dữ liệu. Microformats trong HTML5 cung cấp các phương pháp tinh xảo giúp việc phân tích dữ liệu dễ dàng hơn.


Không ai có thể dự đoán microformats có thể thay đổi Web tới mức nào nhưng rất dễ để thấy được nó đã giúp các lập trình viên có nhiều giải pháp hơn.


HTML5 giúp hợp nhất các địa chỉ


Đối với máy chủ Web, địa chỉ máy tính của chúng ta đơn thuần chỉ là những con số ẩn danh. Chuẩn HTML5 cho phép các trình duyệt định vị vị trí của người dùng. Tuy nhiên, nó sẽ không hoạt động với các máy bàn (hoạt động với GPS hoặc Wifi), nhưng nó lại hoạt động tốt với smartphone cầm tay.


HTML5 làm video của Web đẹp hơn


Chuẩn HTML5 giúp các nhà lập trình tiếp hợp videp dễ dàng hơn với thông tin trên trang, cung cấp các ứng dụng tới lập trình viên jQuery và PHP ngoài Flash, Silverlight hay JavaFX.


Mọi người đều muốn cung cấp mã nguồn mở để mở những hình ảnh động và âm thanh tương ứng dẫn đến việc không thống nhất. Chuẩn HTML5 sẽ là mã nguồn mở trung gian, có nghĩa là chúng ta thay đổi cách gọi từ plug-in thành codec. Tuy nhiên, dù ta có chuẩn video nhưng trình duyệt lại rất khó để dịch dữ liệu.


Mặc dù vẫn còn sự cân nhắc cũng như thiếu sự nhất trí hoàn toàn, thẻ video mới này sẽ cho thấy sức mạnh của video, giúp cho HTML bớt đi kí tự văn bản và video sẽ được dùng nhiều hơn.


HTML5 tạo ra wiget chat


Widget sử dụng trong iframes cho phép các trang web ghi nhớ lại thông tin từ các trang khác trong vòng nhiều năm. Tuy nhiên chúng lại bị các rào cản an ninh giới hạn khi chỉ lưu trữ mỗi wiget trong một sandbox riêng.


HTML5 cung cấp cơ chế chuẩn giúp các widget có thể trò chuyện với nhau. Mặc dù chúng vẫn khống thể vượt qua được sandbox của widget khác nhưng các widget có thể gửi tin nhắn qua lại, kết nối công việc, thậm chí là chuyển đổi thông tin về người đang sử dụng máy tính


Các nhà quảng cáo có cơ hội để đăng quản cáo với các ô hình chữ nhật khác nhau xuất hiện trên các trang web. Trong khi đó, các nhà phát triển vẫn khẳng định sẽ tìm được những ứng dụng thức tế khác.


Tuy nhiên, sử dụng cơ chế này để gửi tin nhắn thì chỉ mới là bước đầu. Vẫn cần tạo ra tiêu chuẩn cho những thông tin được chuyển đi do các widget là 1 cơ hội để trò chuyện giữa mọi người nên chúng cần phải có những ngôn từ chuẩn.


HTML5 có thể tăng khả năng bảo mật


Mỗi trình duyệt có 1 plug-in riêng do các nhóm lập trình khác nhau lập ra với những tiêu chuẩn khác nhau, được đưa ra vào thời điểm khác nhau và kiểu mẫu bảo mật cung khác nhau. Thông thường, một số phiên bản plug-in có tính bảo mật hơn so với loại khác. Và khi số lượng plug-in gia tăng,chúng làm tăng độ phức tạp trong kiểm tra các lỗi an ninh. Liệu plug-in hay trình duyệt đã có lỗ hổng lớn vào năm ngoái? Liệu có phức tạp không khi chỉ cập nhât trình duyệt mà không nâng cấp plug-in hoặc ngược lại? Ai có thể nhớ được?


Thay thế nhiều loại plug-in với các đặc điểm được tích hợp với HTML 5 sẽ bỏ đi được những khuyết điểm có trong các plug-in trước đó. Những khuyết điểm có thể bị lợi dụng để thiết lập mã độc. Nếu như nhóm an ninh kiểm tra Firefox, Chorme hoặc IE cho phép cài đặt các plug-in này, sự nguy hiểm sẽ giảm bớt đi.


HTML5 đơn giản hóa việc phát triển web


Bill Mill – chuyên viên thiết kế cho Lookingglass Cyber Solutions giải thích ngắn gọn về sự thay đổi này: “Tôi thực sự thích HTML5 vì nó cho phép tôi làm việc trong một môi trường thích hợp, trình duyệt kết hợp với Javascript, DOM mà không phải bật đi bật lại Flash và HTML5. Nó vừa là 1 ngôn ngữ lại vừa là 1 công cụ , không khác biệt lắm so với các plug-in khác”.


HTML 5 cung cấp 1 ngôn ngữ lập trình JavaScript, 1 kiểu dữ liêu (XML hoặc DOM) và 1 phần nguyên tắc thiết lập (CSS) để kết nối văn bản, audio, video và Đồ họa. Thách thức trong việc tạo ra cái gì đó tốt đẹp vẫn là mênh mông nhưng điều đó sẽ đơn giản hơn khi làm việc trong 1 tiêu chuẩn thống nhất.


Hiện nay chỉ Adobe sử dụng HTML 5 để tích hợp các công cụ dành cho Flash.

Submit – Đưa website lên công cụ tìm kiếm

Thông thường khi đã tạo được website, blog chúng ta sẽ rất sướng và muốn nó được google index được nhiều người biết đến, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách đưa website lên các công cụ tìm kiếm nói chung cũng như google nói riêng.
Thật ra thì việc mà chúng ta submit web lên các công cụ tìm kiếm thì khá đơn giản tuy nhiên chuyện đời thường không như mong muốn nếu xảy ra sự cố như: submit hoài sao không thấy google index, hoặc tư nhiên index rồi vài hôm sau lại mất tích, hay trang đang ngon lành mà các SE lại cho là 404… thì chúng ta phải biết các xử lý.


news_s280


Submission là gì?


Đây là một công việc mà bạn thông báo với các công cụ tìm kiếm (Search Engine) biết được sự tồn tại của trang web hoàn toàn mới. Mục đích việc Đưa website lên công cụ tìm kiếm là để mọi người biết đến và trở thành khách truy cập của website, blog của bạn.


Các điểm lưu ý khi submit website lên SE


Xác định ngôn ngữ, quốc gia khi của website mình khi submit. Đây là điểm quan trong vì SE sẽ xác định từ khóa theo ngôn ngữ và địa lý serch để cho kết quả hợp lý.


Phải xem SE nhận index bao nhiêu trang một ngày và chỉ cần submit chừng ấy, nhiều quá cũng không hiệu quả.


Không nên submit lại nội dung site (re-submit) một cách liên tục và SE đánh giá thấp điều đó.


Khi một trang web không được index thì bạn cần kiểm tra: Kiểm tra sitemap có URL hay không bạn tham khảo các submit sitemap lên công cụ tìm kiếm google qua bài sử dụng google webmaster tools, Url có hợp lệ hay không, có tồn tại trong website mình không.


Nếu một thời gian dài không được index thì bạn nên vào: Small SEO Tools để ping url của site bạn đến công cụ tìm kiếm đồng thời tiến hành re-submit lại trang web.


Cách submit website lên các công cụ tìm kiếm


xay-dung-website-tot-hieu-qua


Cách đưa website lên google yahoo bing


Đối với google bạn vào URL: http://www.google.com/addurl/ Bạn phải có tài khoản Gmail mới add được url.


Đối với Yahoo bạn vào địa chỉ: http://siteexplorer.search.yahoo.com/submit




Ngoài các dịch vụ submit free trên thì còn có các dịch vụ có phí hiển nhiên nó sẽ tốt hơn, cập nhật nội dung web của bạn nhanh hơn, bạn có thể sử dụng chiến lược quảng cáo cho site mình ….


Kiểm tra submit có thành công chưa?


Muốn kiểm tra việc đưa website lên các công cụ tìm kiếm thành công chưa bạn việc đầu tiên bạn check mail nếu chấp nhận là OK.


Bạn sử dụng cú pháp trên thanh tìm kiếm site:URL nếu thấy link website của mình tồn tại thì thành công.


Ngoài ra bạn có thể sử dụng cách tìm kiếm tuyệt đối một đoạn chuỗi nào đó đặt trưng nếu tìm thất là OK.


Kết luận: Đây là bài giới thiệu của mình bạn chú ý tìm hiểu thêm, các bạn cũng nên sử dụng google webmaster tool và thống kê google google analytics hai công cụ không thể thiếu của dân web, vì hầu hết dân Việt hay thế giới đều sử dụng Google để tìm kiếm. Chúc mọi người thành công.

Nội dung – từ khóa trong SEO on Page

Chào mọi người SEO on page là thành phần được đánh giá là quan trọng nhất trong SEO, trong đó có hai yếu tố là yếu tố nội dung cũng như cách trình bày các từ khóa sao cho tối ưu về SEO.


Nguyên tắc chung tối ưu về nội dung


SEO on Page là cách mà bạn tối ưu về nội dung, cách trình bày, và tối ưu cấu trúc HTML chuẩn cho SEO. Nói đến nội dung của trang web bạn phải cung cấp làm sao đến với người dùng một cách tự nhiên nhất, không gây nhưng cảm xúc nhọc nhằn cho người đọc cũng như sự phản cảm… thì các công cụ tìm kiếm mặc nhiên sẽ đánh giá cao bài viết của bạn.


Vậy làm sao để biết có tự nhiên hay không? Bạn phải xem lại bài viết với tư cách của người duyệt WEB không thiên vị, nhập tâm vào đánh giá. Tìm hiểu và cảm nhận xem mình có quá nhồi nhét từ khóa hay không, nội dung có gây đụng chạm, mất tự nhiên hay có vấn đề nào đó không ổn và tiến hành sửa chữa trước khi phát hành nội dung!



Tối ưu nội dung - từ khóa trong SEO on Page


Bạn nên chú ý các vấn đề sau đây để duyệt nội dung có hiệu quả: Sự nổi bật của từ khóa, mật độ từ khóa, sự tiệm cận và tần số.


Toi-uu-hoa-trang-web--SEOSEM5


1. Sự nổi bật của từ khóa


Đây là một cách thức “đo từ khóa” nó đánh giá được tổng quan nội dung của trang web bạn và những từ ngữ này sẽ có mặt trong chuỗi tìm kiếm của người dùng.


Các từ ở phần đầu sẽ được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn, cũng như những từ được đánh dấu sẽ nổi bật hơn ví dụ: in đậm, in nghiêng, gạch chân… và ở tiêu đề bài viết.


2. Mật độ từ khóa


Đây là tỷ lệ từ so với các từ trong trang, và gần như các SE đều dựa vào tiêu chí này để xếp hạng trên kết quả tìm kiếm của mình. Hay nói cách khác đây là các nhận biết sự xuất hiện thường xuyên của từ khóa so với các từ khác.


Mật độ từ khóa trong body thông thường là 3% – 7% Nghĩa là trong 100 từ thì có 3 – 7 từ được lặp lại và từ đó sẽ là từ khóa.


3. Tần số xuất hiện từ khóa


Đây là một cách tính khác của mật độ tuy nhiên với cách tính này bạn biết được sự xuất hiện từ khóa mà không dựa vào tổng số từ trong nội dung!


4. Sư tiệm cận từ khóa


Dân SEO nói sự tiệm cận là một trong các thành phần có trong công xếp hạng của Google. Sư tiệm cận từ khóa là sự gần gũi nhau giữa các từ khóa.


Ví dụ: Bạn search từ ” học thiết kế web ” kết quả google cho:


Học thiết kế web bằng joomla

Khóa học lập trình và thiết kế web

Người dùng nhập từ khóa là một câu dài các SE sẽ phân ra và WEB site nào có nội dung chứ nhiều từ riêng đó nghĩa là có liên quan đến vấn đề mà học cần tìm từ đó cho kết quả.


Kết luận: Đây là một sự đánh giá cơ bản về từ khóa trong nội dung bạn có thể tham khảo để có bài viết tốt và cách bố trí từ khóa cũng như trình bày tiêu đề cho hợp lý và liên quan đến các vấn đề người dùng tìm kiếm hơn! Chúc thành công!

Thiết kế web mua chung, những điều nên biết

Mua chung là hình thức giao dịch thương mại điện tử đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và đang dần phổ biến rộng khắp ở Việt Nam. Tuy nhiên, trước khi đầu tư vào lĩnh vực mới mẻ, đầy tiềm năng nhưng không ít thử thách này. Bạn nên tham khảo một số nét phác thảo của chúng tôi về thị trường thiết kế website mua chung ở Việt Nam.
- Mô hình kinh doanh mua chung ở Việt Nam còn rất nhiều bất cập.
- Nhà cung cấp cần hiểu đây là hình thức Marketing online với chi phí thấp. Không nên đặt nặng lợi nhuận khi đến với groupon.
- Nhiều site trung gian không cho nhà cung cấp biết các ý kiến phản hồi của khách hàng để có thể phục vụ tốt hơn.
- Nhiều tình huống khách hàng và nhà cung cấp không tôn trọng lẫn nhau.
- Groupon đang "làm hư" thói quen người tiêu dùng.
- Khách hàng không quay lại khiến nhà cung cấp mất niềm tin vào kinh doanh mua chung và quay lại với hình thức marketing truyền thống.
- Việc chăm sóc khách hàng của site trung gian đôi lúc vẫn chưa tốt.
- Một số khách hàng thiếu ý thức đang làm khó đơn vị kinh doanh mua chung.
Mô hình kinh doanh Groupon khởi nguồn và phát triển rất thành công ở Mỹ. Về nguyên gốc, hình thức kinh doanh này được cho là "vẹn cả... 3 đường" vì khi 1 deal được đưa lên thì:

- Người tiêu dùng sở hữu sản phẩm/dịch vụ với chi phí rẻ hơn giá gốc từ 50 đến 80%.
- Nhà cung cấp được quảng bá thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ với chi phí thấp hơn nhiều so với chi phí marketing truyền thống.
- Bên trung gian kinh doanh groupon được hưởng hoa hồng từ nhà cung cấp.

Đó là thực tế kinh doanh ở xứ người. Còn khi về Việt Nam, mô hình thiết kế web mua chung đã biến tướng khá nhiều.

Nhà cung cấp và Trung gian

Nhiều nhà cung cấp không thật sự coi mô hình thiết kế web mua chung là nơi quảng bá cho thương hiệu của mình. Khi liên hệ với website mua chung, họ tự nâng giá trị sản phẩm/dịch vụ của mình lên rồi yêu cầu giảm 50%, thậm chí 60%. Lúc đó, sản phẩm/dịch vụ sẽ có giá tương đương với giá thị trường trong thời điểm đó, có thể thấp hơn không đáng kể, hoặc thậm chí còn cao hơn giá thị trường. Nhiều web trung gian không kiểm tra kỹ giá trị thật của sản phẩm/dịch vụ hoặc chính họ cũng thông đồng với nhà cung cấp để lên deal. Lúc này, khách hàng sẽ là người bị lừa. Chính người viết bài cũng từng nghe nhà cung cấp trò chuyện với một saleman của web kinh doanh groupon: "Giảm thế chị không có lời được. Em làm lại deal đi!".

O94yw27

Tại phần lớn các site mua chung, tỷ lệ ăn chia hoa hồng thường phổ biến ở mức 50% cho người tiêu dùng, site trung gian được 25% và phần còn lại của nhà cung cấp. Tuy nhiên, có một số trang tỷ lệ ăn chia là giảm giá 50% cho khách hàng, site lấy 15% còn nhà cung cấp 35% giá sản phẩm. Với tỷ lệ ăn chia này, nhà cung cấp thấy có lợi hơn nên họ sẽ không ngần ngại chọn site thứ 2. Tuy nhiên, về điểm này thì đúng là "tiền nào của đó". Khi lợi nhuận của công ty trung gian giảm xuống, quyền lợi của nhà cung cấp cũng theo đó đi xuống. Cụ thể, nhà cung cấp sẽ được quảng cáo ít hơn, hình ảnh quảng cáo không được trau chuốt kỹ lưỡng, sao chép thông tin sảm phẩm/dịch vụ của các web khác... Tất cả những điều này đều ảnh hưởng đến uy tín của nhà cung cấp.
32_32_1339176762_14_muahangtheonhomnhungchieuxomuikhachhang27a6_89666
Bên trung gian còn có thể bị khách hàng than phiền, gây khó dễ hoặc yêu cầu hoàn tiền khi chất lượng/giá cả của sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp không đúng cam kết. Điều này rất ảnh hưởng đến uy tín của công ty kinh doanh mua chung nói riêng và mô hình mua chung nói chung ở Việt Nam. Trong vài trường hợp, nhà cung cấp cần biết những phàn nàn/góp ý của khách hàng để phục vụ tốt hơn thì site kinh doanh mua chung lại... khoá phần bình luận cuối mỗi deal với lý do: sợ đối thủ đăng nhận xét bất lợi hoặc tung hứng hạ danh tiếng nhà cung cấp. Một số trang khác không khoá phần bình luận nhưng lại ẩn đi các ý kiến chê bai hoặc xoá đi với dòng chữ "bình luận không phù hợp". Tình huống này diễn ra ở một số trang mua chung khá lớn và người tiêu dùng lẫn nhà cung cấp cho rằng khó mà chấp nhận được. Họ cho rằng bản lĩnh của các quản trị viên diễn đàn quá kém!

thiet-ke-website-mua-chung-05
Ngoài ra, cũng còn có những hình thức cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng tới "nhiều bên" như nhân viên trong công ty kinh doanh mua chung bán thông tin khách hàng hoặc hợp đồng deal cho đối thủ, hợp tác với bên ngoài dùng phiếu giả giao hàng cho khách, nhân viên giao hàng tráo hàng kém chất lượng để giao cho khách hàng...

Nhà cung cấp và Khách hàng

Khách hàng, thông qua trung gian, biết đến sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp. Khi khách hàng đến với nhà cung cấp, đó là cơ hội để nhà cung cấp trổ hết chiêu trò để giữ khách với hy vọng khách sẽ quay lại lần sau. Nhưng không phải ai cũng làm được điều đó. Rất nhiều lời phàn nàn về thái độ phục vụ không tốt, coi thường khách hàng, bán hàng/phục vụ không đúng, không đầy đủ như cam kết của nhà cung cấp. Tuy nhiên, nghĩ đi thì phải nghĩ lại, không nhà cung cấp nào kinh doanh trên groupon hoài mà đủ sống nếu không giảm chất lượng và khẩu phần.
32_32_1339176762_68_images648110006muachung_9ed89
Thường khách hàng tìm đến với groupon với mục đích cắt giảm chi tiêu, nên xu hướng thận trọng khi bỏ tiền ra là tất yếu. Đối với nhóm khách hàng này, rất dễ có trường hợp đưa ra những yêu cầu không có trong điều kiện deal, phàn nàn về các yêu cầu bắt buộc đã thông báo trong deal, không có nhu cầu quay trở lại sử dụng sản phẩm/dịch vụ vì chỉ trông chờ nhà cung cấp bán phiếu giảm giá... Thậm chí, đối với nhóm khách hàng không quá thận trọng khi chi tiền mua groupon thì việc được giảm giá cũng tạo cho họ thói quen... xấu.

Cảm giác quay lại nhà hàng/cửa hàng và không được tiếp tục giảm giá khiến họ không mấy vui vẻ, và điều tất yếu là xác suất quay lại của họ không cao. Cùng lúc đó, nhà cung cấp sẽ giải quyết tình huống một lượng khách khá lớn đến và đi trong thời gian ngắn, chiếm mất không gian của những khách hàng trung thành không cần phiếu giảm giá. Trong khi đó, nếu chẳng may sơ ý phục vụ không tốt thì uy tín của nhà hàng/cửa hàng lại bị giảm sút do khách hàng "truyền miệng" thông tin. Và cũng không ít trường hợp khách hàng "sai bét nhè" hoặc yêu cầu quá đáng những điều không có trong cam kết. Đến khi không được phục vụ, vì ích kỷ, vì lợi ích bản thân nên họ sẵn sàng rêu rao, nói xấu về nhà cung cấp chỉ để hả cơn giận.

Khách hàng và Trung gian

Những tưởng khách hàng cùng bên trung gian bắt tay nhau vì được hưởng lợi nhiều nhất. Nhưng không, người tiêu dùng cũng có đủ chiêu trò để hành các đơn vị kinh doanh mua chung. Những tình huống như nhân viên đến giao hàng thì người đặt hàng nói: "Em thử thôi, ai dè được!" là không hiếm. Chuyện nhân viên đến giao mà không liên lạc được với khách, khách thông báo đã ra ngoài, khách đang họp... xảy ra như cơm bữa. Để giảm thiểu tối đa thiệt hại trong những tình huống này, các công ty mua chung đã phải rà soát và khoanh vùng các đơn hàng, để giao hàng tập trung hơn. Tuy nhiên, việc này mất khá nhiều thời gian và dẫn đến việc giao hàng muộn. Và đó tiếp tục là điều khiến khách hàng mất lòng tin vào groupon.
32_32_1339176762_97_shoponline_5c2c4
Một Saleman của Cungmua cho biết đã từng gặp trường hợp khách hàng gọi điện thông báo mất groupon du lịch và yêu cầu được cấp lại. Việc cấp lại không có trong điều khoản, nhưng công ty cũng cố gắng hỗ trợ khách hàng tối đa. Tuy nhiên, khi Cungmua gọi điện cho khách sạn của deal đó để kiểm tra lại thì nhận được thông báo khách hàng đã sử dụng phiếu với đúng tên và số CMND đó. Hiện trên thị trường chỉ có đơn vị Muachung là cung cấp mã số điện tử cho khách mua hàng. Theo giải thích của đại diện Muachung, mã số điện tử giúp công ty và nhà cung cấp dễ quản lý thông tin khách hàng. Một khi khách hàng đã sử dụng dịch vụ/sản phẩm thì mã số này sẽ hoàn toàn biến mất trên hệ thống. Nếu khách hàng chưa sử dụng thì việc cấp lại cũng rất đơn giản.

Ngoài ra, một số trang deal vẫn chưa thực hiện tốt việc chăm sóc khách hàng. Khi khách hàng gọi điện đến đường dây nóng để hỏi về chất lượng sản phẩm, tình hình đơn hàng, phàn nàn hoặc khiếu nại về sản phẩm thì sẽ bị lờ đi, ậm ờ cho qua chuyện hoặc bị đổ lỗi ngược lại với lý do không biết sử dụng nên sản phẩm hư hỏng.
What-WillGreat-Customer-Service-Do-For-Your-Business1
Kết

Tuy còn nhiều bất cập, song kinh doanh groupon vẫn là một thị trường đầy tiềm năng. Trong một tương lai gần, mô hình kinh doanh mua chung sẽ chỉ còn là sân chơi của những ông lớn. Đó là những công ty chân chính biết hoạch định chiến lược lâu dài, coi trọng đối tác và coi khách hàng của mình là trên hết.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Tôi phải bắt đầu từ đâu để xây dựng website?

Các bước để bắt đầu triển khai một trang web

1. Lựa chọn tên miền cho trang web

2. Phác thảo sơ bộ cấu trúc, các đề mục chức năng chính của trang web.

3. Chuẩn bị nội dung thông tin, các hình ảnh sử dụng cho trang web.

4. Tìm đối tác thiết kế, lập trình web và ký hợp đồng.Theo dõi sát tiến độ thực hiện, yêu cầu thẩm mỹ cho web.

+ ITC VIỆT sẽ tư vấn cho quý khách giải pháp thiết kế website phù hợp nhất với mong muốn của quý khách.

+ Liên hệ: Vui lòng liên hệ trực tiếp với ITC VIỆT qua số điện thoại: 0383 855 955 hoặc lựa chọn dịch vụ thiết kế website để gửi yêu cầu cho chúng tôi, chúng tôi sẽ liên hệ với quý khách trong thời gian ngắn nhất.

+ Tham khảo Các bước thiết kế website của ITC VIỆT như sau:

Khi Quý Công ty có nhu cầu thiết kế Website:

1. Nhân viên phụ trách sẽ liên hệ trực tiếp với Quý Công ty nhằm trao đổi và tư vấn những vấn đề cần thiết để Quý Công ty chuẩn bị cho công việc thiết kế website, đồng thời sẽ giúp đỡ nếu gặp khó khăn.

2. Nhân viên tiến hành thu thập thông tin: hình ảnh, logo, ý tưởng, màu chủ đạo của web...

3. Khi chúng tôi đã nhận được đầy đủ các thông tin cần thiết, phòng Kỹ thuật sẽ tiến hành tổng hợp các thông tin để thiết kế ra một Web Demo.

4. Web Demo sẽ được Quý Công ty duyệt qua, nếu cần thiết Quý Công ty có thể góp ý chỉnh sửa.

5. Sau khi Web Demo đã được duyệt và chỉnh sửa, chúng tôi sẽ tiến hành đưa qua lập trình web và đồng thời kích hoạt cho chạy trên mạng sau khi lập trình xong và được bộ phân phụ trách test qua.

6. Web sau khi đã kích hoạt chạy trên mạng sẽ được chúng tôi kiểm tra lần cuối và tiến hành bàn giao trang Web.

Lưu ý:

Web Demo sau khi đã được duyệt và chỉnh sửa theo yêu cầu của Quý Công ty, chúng tôi sẽ tiến hành đưa qua khâu lập trình web. Trong thời gian lập trình chúng tôi không chấp nhận sự thay đổi giao diện, chức năng, tính năng web. Nếu có nhu cầu Quý Công ty có thể đăng ký, chúng tôi sẽ tiến hành nâng cấp khi web được hoàn thành và chạy trên mạng.

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2014

Hiệu ứng loading animation với CSS3

Trong thiết kế website khi CSS3 chưa ra đời thì việc tạo hiệu ứng cho trang web chủ yếu là dùng Flash hoặc jQuery. Việc dùng hai công nghệ đó khiến tốc độ website ảnh hưởng một phần. Và hôm nay, mình sẽ giúp các bạn tạo hiệu ứng chuyển động, chủ yếu nhờ đến hai thuộc tính Transition và Animation có trong CSS3.


CSS3 Animation


Trước khi vào phần hướng dẫn, chúng ta tham khảo vài thuộc tính của Animation và @keyframe. Thuộc tính animation xác định một chuyển động của một tag hay một hình ảnh.


animation: [name] [duration] [timing] [delay] [interaction-count] [direction] [play-state];
[animation-name]: Tên của animation, do chúng ta tự qui định.
[animation-duration]: Xác định thời gian để hoàn thành chuyển động, mặc định là 0s.
[animation-timing-function]: Mô tả animation sẽ diễn ra như thế nào trên chu kì của nó.
[animation-delay]: Xác định sau bao lâu thì chuyển động sẽ bắt đầu, mặc định sẽ là 0.
[animation-iteration-count]: Xác định số lần thực hiện chuyển động.
[animation-direction]: Animation sẽ diễn ra lần lượt từng chu kì hay ở chu kì tiếp theo sẽ đảo ngược lại với 2 giá trị: normal và alternate.
[animation-play-state]: Animation có diễn ra hay dừng.

 
Cấu trúc @keyframe


Thuộc tính @keyframes dùng để điều khiển diễn biến một hoạt động của thành phần, được dùng kèm với thuộc tính animation.


@keyframes Tên Anination {giá trị { css }}
[Tên Anination]: Xác định tên cho @keyframes. Tên này trùng với tên ở phần animation.
[giá trị]: Định dạng thành phần theo trí đầu và vị trí cuối.
[css]: Cần có một hay nhiều thuộc tính css.

 
Và bây giờ chúng ta bài tạo hiệu ứng loading animation


HTML5


<span class="step1"></span>
<span class="step2"></span>
<span class="step3"></span>
<span class="step4"></span>
<span class="step5"></span>
<span class="step6"></span>

CSS3
span {
display: inline-block;
background: #fff;
width: 4px;
height: 4px;
margin: 12px 2px;
-webkit-border-radius: 100%;
-moz-border-radius: 100%;
border-radius: 100%;
-webkit-animation: loader 4s infinite;
-webkit-animation-timing-function: cubic-bezier(0.030, 0.615, 0.995, 0.415);
-webkit-animation-fill-mode: both;
-moz-animation: loader 4s infinite;
-moz-animation-timing-function: cubic-bezier(0.030, 0.615, 0.995, 0.415);
-moz-animation-fill-mode: both;
-ms-animation: loader 4s infinite;
-ms-animation-timing-function: cubic-bezier(0.030, 0.615, 0.995, 0.415);
-ms-animation-fill-mode: both;
animation: loader 4s infinite;
animation-timing-function: cubic-bezier(0.030, 0.615, 0.995, 0.415);
animation-fill-mode: both;}

Tạo thời gian delay cho chuyển động.
.step1 {
-webkit-animation-delay: 1s;
-moz-animation-delay: 1s;
-ms-animation-delay: 1s;
animation-delay: 1s;}
.step2 {
-webkit-animation-delay: 0.8s;
-moz-animation-delay: 0.8s;
-ms-animation-delay: 0.8s;
animation-delay: 0.8s;}
.step3 {
-webkit-animation-delay: 0.6s;
-moz-animation-delay: 0.6s;
-ms-animation-delay: 0.6s;
animation-delay: 0.6s;}
.step4 {
-webkit-animation-delay: 0.4s;
-moz-animation-delay: 0.4s;
-ms-animation-delay: 0.4s;
animation-delay: 0.4s;}
.step5 {
-webkit-animation-delay: 0.2s;
-moz-animation-delay: 0.2s;
-ms-animation-delay: 0.2s;
animation-delay: 0.2s;}
.step6 {
-webkit-animation-delay: 0s;
-moz-animation-delay: 0s;
-ms-animation-delay: 0s;
animation-delay: 0s;}

Và cuối cùng là @keyframes.
@-webkit-keyframes loader {
0% { -webkit-transform: translateX(-30px); opacity: 0; }
25% { opacity: 1; }
50% { -webkit-transform: translateX(30px); opacity: 0; }
100% { opacity: 0; }
}
@-moz-keyframes loader {
0% { -moz-transform: translateX(-30px); opacity: 0; }
25% { opacity: 1; }
50% { -moz-transform: translateX(30px); opacity: 0; }
100% { opacity: 0; }
}
@-ms-keyframes loader {
0% { -ms-transform: translateX(-30px); opacity: 0; }
25% { opacity: 1; }
50% { -ms-transform: translateX(30px); opacity: 0; }
100% { opacity: 0; }
}
@keyframes loader {
0% { transform: translateX(-30px); opacity: 0; }
25% { opacity: 1; }
50% { transform: translateX(30px); opacity: 0; }
100% { opacity: 0; }
}

 
Với hiệu ứng trên bạn có thể nâng cấp website từ sử dụng javascrip thành css làm tăng tốc độ website của mình hơn.



Nguồn: Code Theory







Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Sử dụng nhiều ảnh nền trong một class

Việc thêm hình nền (background) trong css không còn gì xa lạ. Nhưng hẳn sẽ có rất nhiều bạn chưa biết cách sử dụng nhiều ảnh nền trong một class với css3. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện công việc đơn giản này.

Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Rút gọn tiêu đề trong WordPress không cần plugin

Có một vài lý do trong khi thiết kế theme cho wordpress, các bạn không muốn tiêu đề của bài viết quá dài. Bởi vì như vậy có thể làm vỡ layout hoặc bố cục trông xấu hơn. Để giải quyết vấn đề này có một cách khá đơn giản mà chúng ta không cần sử dụng plugin nào cả. Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm điều đó.

 

Cách 1: Sử dụng Action Hooks trong WordPress


Trong vòng lặp của WordPress hàm để gọi tiêu đề bài viết là
<?php the_title( $before, $after, $echo ); ?>


  • $before : Nội dung phía trước Tiêu đề (Có thể là text, html) (Mặc định là none)

  • $after: Nội dung phía sau Tiêu đề (Có thể là text, html) (Mặc định là none)

  • $echo: Hiển thị tiêu đề hay không (FALSE, TRUE) (Mặc định là TRUE)


Để rút ngắn tiêu đề của các bạn thêm đoạn code sau vào file functions.php
function short_title($after = '', $length) {
$qdztitle = explode(' ', get_the_title(), $length);
if (count($qdztitle)>=$length) {
array_pop($qdztitle);
$qdztitle = implode(" ",$qdztitle). $after;
} else {
$qdztitle = implode(" ",$qdztitle);
}
return $qdztitle;
}

Để sử dụng thay vì các bạn gọi hàm the_title các bạn sử dụng short_title. Các bạn có thể quy định số lượng ký tự tùy ý
<?php echo short_title('...', 10); ?>

 

Cách 2: Sử dụng HTML và CSS


Các bạn sử dụng đoạn CSS phía dưới đây để quy định chiều dài tối đa cho tiêu đề. Nêu tiêu đề dài quá 220px nó tự động chuyển thành ký tự “…”
.title {
display: inline-block;
max-width: 220px;
overflow: hidden;
text-overflow: ellipsis;
white-space: nowrap;
}

Và để sử dụng trong themes các bạn chỉ cần thêm class .title vào những chỗ nào cần rút ngắn.
Chúc các bạn thành công !