Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Giới thiệu về thiết kế website nghệ an hà tĩnh - ITC Việt


Chúng tôi là ITC VIỆT  Chúng tôi là một nhóm lập trình viên trẻ đam mê công nghệ thông tin, yêu thích kinh doanh, chúng tôi đã tự xây dựng được những sản phẩm công nghệ thông tin trên nền tảng Web phục vụ cho các doanh nghiệp.

Qua những dự án đầu tiên. Miệt mài gom nhặt những kinh nghiệm thực tế. Thử sức làm việc với các công ty lớn trong môi trường chuyên nghiệp. Sau một thời gian, chúng tôi đã xây dựng được mô hình và quy trình làm việc tiêu chuẩn nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng.
Với mong muốn chăm sóc tốt hơn cho những khách hàng cũ và xây dựng uy tín để xâm nhập vào thị phần các khách hàng lớn hơn

Cơ cấu gọn nhẹ, khả năng tài chính vững mạnh và kinh doanh ổn định cùng với một phương pháp quản trị doanh nghiệp áp dụng CNTT, chúng tôi đang ngày càng khẳng định vị trí và vị thế trong lĩnh vực phần mềm, truyền thông và quảng cáo trực tuyến.

Ngoài ra, ITC VIỆT còn đang triển khai các dự án phát triển những website chiến lược trong nhiều lĩnh vực như Cổng thông tin, thị trường chứng khoán, quản trị doanh nghiệp, thương mại điện tử, các ứng dụng khác trên nền tảng Web…

Vươn tới mục tiêu trở thành một tập đoàn công nghệ truyền thông và quảng cáo trực tuyến là tầm ngắm trong tương lai gần của chúng tôi. Bởi ITC VIỆT lựa chọn chiến lược phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp sức mạnh tri thức, tính đoàn kết tập thể và công nghệ ở tầm cao mới.
Chúng tôi luôn tự tin mang đến cho quý khách hàng các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, hữu ích và phù hợp. Đáp ứng được từng yêu cầu dù là nhỏ nhất để làm hài lòng quá khách hàng.


Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

GBIT.Hack Css cho các trình duyệt IE, Firefox, Chrome, Safari, Opera

Nhiều trình duyệt cho người dung có nhiều lựa chọn, nhưng lại làm khó dân lập trình. Đôi khi layout bên trình duyệt này ok, mà trình duyệt khác lại lỗi. Lúc này chúng ta phải hack Css thôi, hi..

1.IE

IE9 trở về trước: "\0/":

ví dụ:
.className

{

padding:10px\0/;

}

 

Cho trình duyệt IE version 8 trở về trước “\9”:

Ví dụ:
.className{padding:10px\9;}

 



Chỉ cho IE8 "\0":
.className{padding:10px\0;}

 



IE7 và các version trước nó “*” :
.className{*padding :10px ;}

 

hoặc
* + html .class{margin-left:20px;} /* IE7 */

 



IE6 và các version trước nó “_”:
.className{_padding :10px ;}

 

hoặc
* html .logo{margin-left:10px;} /* IE6 */

 



2.Firefox
html>/**/body .className{margin-left:10px}

 

Hoặc
@-moz-document url-prefix() {
.className {{font-size: .6em;}}

html>/**/body .className, x:-moz-any-link, x:default {background:red;} /* Firefox 3 */

 



3.Chrome
body:nth-of-type(1) .className{margin:20px;}

 

Hoặc:
@media screen and (-webkit-min-device-pixel-ratio:0) {
.className{ margin:0 26px 0 0; }
} /* hacked cho chrome và safari */

 



4.Safari
@media screen and (-webkit-min-device-pixel-ratio:0)
{ .className { margin:10px; } }

 



5.Opera
@media all and (min-width:0px) {head~body .className {margin-left:10px;}}

/* version 9 và các version trước đó /*
một cách hack khác cho IE 9

 


một cách hack khác cho IE 9 :
@media all and (min-width:0) {
#element { color:pink \0/; } /* IE9 */
}

 

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Hướng dẫn Local SEO Website một cách tốt nhất


Local SEO được nhắc đến như một hình thức tối ưu hóa thứ hạng trên một số từ khóa

liên quan tới một địa phương, lãnh thổ nào đó. Bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn local

seo website một cách tốt nhất.

 

news_s448

 
Ví dụ như các từ khóa Thiết kế web giá rẻ, thiết kế website trọn gói, Thiết kế phần mềm giá rẻ...v.v..đều là các từ khóa vài thủ thuật làm SEO hoàn toàn khác so với quy trình SEO thông thường. Do mình không có nhiều kinh nghiệm trong local SEO lắm nên bài viết này có thể thiếu cho các bạn, các bạn có thể tìm hiểu nó thêm trên Google





Spam từ khóa – điều tối kỵ trong Local SEO

 
Local SEO. Hình thức này thì thường là được các doanh nghiệp hay các cá thể kinh doanh áp dụng để họ tập trung vào một phân vùng khách hàng nào đó để khai thác tiềm năng.





Về cơ bản, hình thức Local SEO cũng là SEO nên cũng bao gồm các bước như nghiên ứu và họ cần thông tin về địa phương hay loại hình dịch vụ trong một địa phương. Hãy dùng các từ khóa quan trọng một cách thích hợp để viết thẻ title, description có nghĩa, đồng thời cũng nên kết hợp với một vài từ khóa phụ để có độ bao phủ từ khóa cao hơn.

 

Các từ khóa chính cũng nên được thay đổi và liên tục tạo ra nhiều biến thể khác nhau để tăng độ “phủ sóng” cũng như tránh các hình phạt spam từ khóa từ Google.

 

Ngoài ra, việc SEO Onpage, tối ưu SEO Offpage (xây dựng backlinkne: none; box-sizing: border-box;">

 

Trước khi bắt đầu tối SEO Local thì bạn cần nên biết một điều đó là trong Local SEO cho dù bạn đứng thứ hạng cao nhất thì cũng chưa chắc gì nhận được nhiều lượt click. Nguyên nhân chính đó là các từ khóa ở thẻ thẻ title, description bị spam vô tội vạ, mà đối tượng của bạn đa phần là khách hàng, nhà nghiên c;span style="margin: 0px; padding: 0px; outline: none; box-sizing: border-box;">tối ưu hóa tỷ lệ CTR cũng luôn rất cần thiết trong SEO Local.

 

Tối ưu On-page trong SEO Local


 

Địa phương hóa thẻ title và description


 

Giả sử bạn có một nhà hàng hải sản tại Nghệ An thì điều đầu tiên bạn cần nghĩ tới đó là từ khóa đại loại như “Nhà hàng hải sản Nghệ An” luôn đặt trên đầu tiên ở 2 thẻ này. Nên nhớ, tránh spam từ khóa các kiểu như lặp đi lặp lại các từ khóa quan trọng mà hãy viết nó thành một câu có nghĩa trong khuôn khổ giới hạn 140 ký tự ở thẻ description và 70 ký tự ở thẻ title.

 

Xem thêm: Thủ thuật đặt từ khóa để tối ưu SEO Onpage

 

Địa phương hóa nội dung


 

Cũng như 2 thẻ trên mà mình đã đề cập, các từ khóa về dịch vụ/sản phẩm của bạn đi đôi với tên địa phương cũng nên được “rải đều” trong nội dung và hãy chắc chắn rằng trong một nội dung 700 ký tự thì các từ khóa quan trọng phải lặp đi lặp lại tầm 4 lần. Sự lặp lại ở đây có nghĩa là có nhiều biến thể từ khóa được lặp lại đồng đều, ví dụ như trong một bài giới thiệu thì bạn nên có 4 từ khóa như thế này cho một nhà hàng hải sản tạiNghệ An

 

Nhà hàng hải sản Nghệ An
Ăn hải sản tại Nghệ An
Hải sản giá rẻ ở Nghệ An
Quán ăn hải sản Nghệ An

 

Đó chỉ là ví dụ, bạn có thể biến đổi thế nào tùy bạn, miễn là hãy chắc chắn rằng các biến thể từ khóa này luôn là các từ khóa được nhiều người tìm kiếm.

 

Chèn thẻ Meta GEO vào thẻ <head> của website


 

Có một thủ thuật nhỏ để tăng thứ hạng trên một từ khóa liên quan tới một địa phương nào đó mà nhiều người đã bỏ sót đó là sử dụng thẻ Meta GEO. Các bạn có nhớ rằng trên Google có chức năng lọc kết quả theo địa phương không?

 

Thẻ GEO này hoạt động giống như thẻ meta keyword trước đây nhằm khai báo tọa độ chính xác của doanh nghiệp của bạn, từ đó các máy tìm kiếm sẽ cho nó được ưu tiên với các kết quả tìm kiếm được phân vùng trên một địa phương mà thẻ Meta GEO đã khai báo. Các bạn có thể vào đây để tự tạo một thẻ Meta GEO dựa trên địa chỉ của bạn.

 

 

Sử dụng GEO Sitemap và tập tin KML


 

Cũng giống như thẻ Meta GEO, GEO Sitemap cũng giúp bạn đạt thứ hạng cao trên một địa phương nào đó nhờ việc khai báo địa chỉ, phân vùng thích hợp vào sitemap. Còn tập tin KML (.kml) cũng là một loại sitemap đặc biệt để website của bạn có thể được Google Earth đánh dấu.

 

Sử dụng công cụ GEO Sitemap Generator để tạo, bạn sẽ nhận được 2 tập tin này sau khi tạo xong. Việc còn lại là upload lên thư mục gốc của website và submit nó vào Google Webmaster Tools như một sitemap bình thường.

 

Tối ưu Google Place


 

Google Place luôn được các doanh nghiệp sử dụng đầu tiên để đưa các thông tin về doanh nghiệp lên Google Map, sau đó nếu có các truy vấn tìm kiếm liên quan thì các thông tin này sẽ được hiển thị dưới dạng đặc biệt.

 

 

Edit by: itcviet.com

 

 



18 nơi đặt link miễn phí và chất lượng

 

18 NƠI ĐẶT LINK MIỄN PHÍ VÀ CHẤT LƯỢNG (MUST HAVE CHO CÁC DỰ ÁN SEO)


 

+    PR – 6


+    Loại : No follow nhưng value cao





+    PR – 8


+    Loại : Do follow





+    PR – 8


+    Loại : No follow nhưng value cao, trust signs





+    PR – 9


+    Loại : Do follow ở profile URL





+    PR – 8


+    Loại :  DO FOLLOW





+    PR – 9


+    Loại : No follow nhưng value cao





+    PR – 10


+    Loại : No follow nhưng value cao





+    PR – 8


+    Loại : No follow nhưng value cao





+    PR – 8


+    Loại : No follow nhưng value cao





+    PR – 8


+    FLoại : No follow nhưng value cao





+    PR – 7


+    Loại : DO FOLLOW





+    PR – 8


+    DO FOLLOW





+    PR – 7


+    DO FOLLOW





+    PR – 5


+    DO FOLLOW





+    PR – 5


+    DO FOLLOW





+    PR – 5


+    DO FOLLOW





+    PR – 4


+    DO FOLLOW





+    PR – 4


+    DO FOLLOW



 

Nguồn: Sưu tầm.

 

 

Thuật ngữ SEO, SEM (phần 2)

Tiếp theo bài thuật ngữ SEO kỳ trước, bài này tôi giới thiệu cho các bạn thêm một số thuật ngữ có thể đã quen thuộc và thêm một số thuật ngữ chuyên sâu. Một số thuật ngữ SEO mới có thể bạn sẽ mới nghe lần đầu, vì vậy hãy cố gắng nhớ nó, vì nó sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong quá trình làm việc sau này, cũng như hỗ trợ bạn khi đọc các tài liệu SEO, e-book về SEO của nước ngoài.

 

Thuật ngữ 404 error


 

404 error là gì? 404 error là thông báo lỗi gửi đi bởi web server khi không tìm thấy tập tin hoặc trang web theo yêu cầu.

 

Thuật ngữ A/B Split


 

A/B Split là gì? A/B Split hay còn gọi là phép thử A/B, đây là phương pháp thử dùng để so sánh hoạt động của hai trang web, hoặc hai nội dung, chiến dịch khác.

 

Thuật ngữ A/B Testing


 

A/B Testing là gì? Xem A/B split.

 

Thuật ngữ Ajax


 

Ajax là gì? Ajax là viết tắt của từ Asynchronous JavaScript and XML, là một kỹ thuật lập trình cho phép các ứng dụng web tương tác với người dùng và thực hiện các thay đổi đối với một trang web mà không cần tải lại trang. Với Ajax, người dùng có cảm giác đang truy cập nhiều trang khác nhau trong khi URL của trang vẫn như cũ.

 

Thuật ngữ Algorithm


 

Algorithm là gì? Algorithm hay còn gọi là Thuật toán, là một quy trình giải quyết vấn đề theo một trật tự nhất định. Trong SEO, thuật toán của “công cụ tìm kiếm” là công thức được các công cụ tìm kiếm sử dụng để xếp hạng các trang web trên trang hiển thị kết quả tìm kiếm của chúng.

 

Thuật ngữ Atom


 

Atom là gì? Atom là một định dạng của web feed.

 

Thuật ngữ Audience segmentation


 

Audience segmentation là gì? Audience segmentation nghĩa là phân khúc người dùng. Quá trình sử dụng công cụ phân tích web để xác định và phân nhóm lượng khách truy cập, giúp bạn có thể phân tích từng nhóm người dùng riêng lẻ.

 

Thuật ngữ Authority page


 

Authority page là gì? Authority page là một trang web được các công cụ tìm kiếm xác nhận có độ tin cậy cao hơn so với các trang khác cùng chủ đề. Inbound links là một yếu tố quan trọng góp phần tăng độ tin cậy của trang.

 

Thuật ngữ Auto discovery


 

Auto discovery là gì? Auto discovery là quá trình một “công cụ tìm kiếm” hay một “phần mềm duyệt web” tự động truy tìm một nguồn tin bằng cách đi theo đường liên kết được cung cấp trong các thẻ của trang web đó.

 

Thuật ngữ Bad neighborhood


 

Bad neighborhood là gì? Trong SEO, đây là thuật ngữ ám chỉ các trang web có chất lượng kém hoặc có nội dung rác. Một trang web chứa quá nhiều liên kết dẫn đến hoặc đến từ nhiều vùng lân cận có hại có thể gây bất lợi cho thứ hạng tìm kiếm của nó.

 

Thuật ngữ Backlinks


 

Backlinks là gì? Xem inbound links.

 

Thuật ngữ Banned


 

Banned là gì? Banned là website của bạn bị xóa khỏi chỉ mục của bộ máy tìm kiếm.

 

Thuật ngữ bid


 

Bid là gì?Trong quảng cáo pay-per-click, đây là mức phí đấu giá mà một nhà quảng cáo phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào mẫu quảng cáo của họ.

 

Thuật ngữ Black hat


 

Black hat là gì? Black hat ám chỉ các phương pháp kĩ thuật SEO không chính thống được dùng bởi các webmaster, giúp qua mặt công cụ tìm kiếm nhằm tăng thứ hạng trang web. Cũng là từ dùng để gọi người sử dụng các kỹ thuật này.

 

Thuật ngữ Bounce


 

Bounce là gì? Trong phân tích web, đây là thuật ngữ để chỉ một khách truy cập đã đăng nhập và thoát khỏi một trang web sau khi xem hết trang đó trên website. Tùy vào từng công cụ phân tích web, bounce còn có thể định nghĩa là một lượt truy cập trong một khoảng thời gian rất ngắn – 10s hoặc ít hơn.

 

Thuật ngữ Broad match


 

Broad match là gì? Dạng kết hợp rộng: từ khoá. Cho phép quảng cáo của bạn hiển thị theo các cụm từ tương tự và các biến thể có liên quan.

 

Thuật ngữ Phrase match


 

Phrase match là gì? Kết hợp cụm từ: “từ khoá”. Cho phép quảng cáo của bạn hiển thị cho những tìm kiếm khớp với cụm từ chính xác.

Thuật ngữ Exact match


 

Exact match là gì? Kết hợp chính xác: [từ khoá]. Cho phép quảng cáo của bạn hiển thị cho những tìm kiếm khớp hoàn toàn với cụm từ chính xác.

 

Thuật ngữ Negative match


 

Negative match là gì? Kết hợp phủ định: -từ khoá. Đảm bảo rằng quảng cáo của bạn sẽ không hiển thị cho bất kỳ tìm kiếm nào chứa cụm từ đó.

 

Thuật ngữ Checking in


 

Checking in là gì? Checking in là hành động nhập địa điểm hiện tại của bạn hoặc một ai đó vào một “ứng dụng xác định địa điểm” trên các thiết bị di động như Foursquare, để báo cho bạn bè trong mạng xã hội biết vị trí hiện tại của mình.

 

Thuật ngữ Client


 

Client là gì? Client là một chương trình (hay máy tính) yêu cầu thông tin từ máy khác trong mạng lưới. Ví dụ, khi một trình duyệt web như Internet Explore yêu cầu web server mở ra một trang web, trình duyệt đó đóng vai trò là client trong mối quan hệ client-server

 

Thuật ngữ Client-side tracking


 

Client-side tracking là gì? Một kỹ thuật phân tích web bằng cách chèn các đoạn mã ngắn hoặc hình ảnh vào các trang web để giám sát hoạt động của người dùng thông qua máy chủ bên thứ ba. Còn gọi là kỹ thuật theo dõi theo yêu cầu (on-demand tracking), hoặc theo dõi dựa trên thẻ (tag-based tracking), hoặc kỹ thuật theo dõi lưu trữ (hosted tracking).

 

Thuật ngữ Cloaking


 

Cloaking là gì? Cloaking là kỹ thuật hiển thị nội dung cho các robot của công cụ tìm kiếm khác với nội dung hiển thị cho khách truy cập trang web thông qua trình duyệt chuẩn. Đây là kỹ thuật Blackhat và đã bị Google cấm.

 

Thuật ngữ Connected marketing


 

Connected marketing là gì? Connected marketing là cách quảng bá cho bản thân hoặc tổ chức bằng cách tham gia vào các hệ thống web. VD: viết bài đăng trên diễn đàn hay để lại bình luận trên các blog của người khác, hoặc các mối quan hệ được thiết lập thông qua mạng xã hội hay email.

 

Thuật ngữ Conversion funnel


 

Conversion funnel là gì? Conversion funnel là quy trình chuyển đổi hình phễu. Thuật ngữ dùng để chỉ lộ trình đi đến tỉ lệ chuyển đổi mong muốn do một nhà tiếp thị hoặc chủ trang web vạch ra. Mô chuyển đổi hình phễu nói chung là một quy trình tuyến tính, từng bước đưa một người truy cập trang thành người chuyển đổi. Nó được khái quát như một hình phễu vì một số người dùng sẽ rời khỏi lộ trình này, chỉ còn lại ít người dùng hơn vào giai đoạn cuối so với ban đầu, nhóm đó sẽ “đi xuống đáy phễu” đến giai đoạn hoàn tất một giao dịch.

 

Thuật ngữ Conversion (offline)


 

Conversion (offline) là gì? Conversion Offline hay còn gọi là chuyển đổi ngoại tuyến. Thuật ngữ chỉ một hoạt động ngoại tuyến do một khách truy cập trang web thực hiện giúp hoàn thành mục tiêu dự tính của chủ trang. Ví dụ như hoạt động mua hàng qua điện thoại hoặc tại các địa điểm thực.

 

Thuật ngữ Conversion (online)


 

Conversion (online) là gì? Conversion Online hay còn gọi là chuyển đổi trực tuyến. Thuật ngữ chỉ một hoạt động trực tuyến do một khách truy cập trang web thực hiện giúp hoàn thành mục tiêu dự tính của chủ trang. Ví dụ như mua hàng trực tuyến, tải về, hoặc xem nhiều trang của một website.

 

Thuật ngữ Conversion path


 

Conversion path là gì? Conversion path hay còn gọi là lộ trình chuyển đổi. Thuật ngữ chỉ các trang khách truy cập đã xem qua từ khi đăng nhập vào một trang web đến khi hoàn tất chuyển đổi.

 

Thuật ngữ Conversion tracking


 

Conversion tracking là gì? Conversion tracking chỉ quá trình giám sát và đo lường tỷ lệ chuyển đổi.

 

Thuật ngữ Cookie


 

Cookie là gì? Cookie là đoạn văn bản, nội dung mà website đưa vào ổ đĩa cứng của người dùng khi người dùng truy cập website đó.

 

Thuật ngữ Dayparting


 

Dayparting là gì? Dayparting là thuật ngữ trong quảng cáo trực tuyến; đây là sự sắp xếp một chiến dịch quảng cáo sao cho nó hiển thị quảng cáo vào những thời gian cụ thể trong ngày hay trong tuần.

 

Thuật ngữ Degraded


 

Degraded là gì? Degraded là phần nội dung hay đoạn mã đã được đơn giản hóa sẽ hiển thị thay thế cho phần nội dung hay phần mã chính mà công cụ tìm kiếm hay khách truy cập trang web không đọc được do các hạn chế về kỹ thuật.

 

Thuật ngữ Digital native


 

Digital native là gì? Thuật ngữ chỉ những người sinh ra trong một thế giới nơi công nghệ kỹ thuật số đã trở nên quá phổ biến, hoặc những người đã quen thuộc và rất thoải mái khi sử dụng các công nghệ này.

 

Thuật ngữ Direct traffic


 

Direct traffic là gì? Direct traffic là lưu lượng khách truy cập một trang web bằng cách gõ trực tiếp địa chỉ URL vào trình duyệt hoặc nhấp vào một đường liên kết đã đánh dấu (bookmarked link).

 

Thuật ngữ Duplicate content


 

Duplicate content là gì? Duplicate content chỉ một URL của trang web chứa nội dung trùng lặp hay gần như trùng lặp với một website khác. Trùng lặp nội dung quá nhiều có thể hây bất lợi cho thứ hạng tìm kiếm của một trang.

 

Thuật ngữ Dynamic keyword insertion


 

Dynamic keyword insertion là gì? Tính năng tự động sắp xếp từ khóa trong các mẫu quảng cáo pay-per-click để khớp với từ khóa do người dùng công cụ tìm kiếm nhập vào.

 

Thuật ngữ Elevator speech


 

Elevator speech là gì? Elevator speech là tiếng lóng trong ngành tiếp thị dùng để chỉ một bản tóm tắt tuy ngắn gọn nhưng chứa đủ thông tin về một cá nhân hay doanh nghiệp. Được gọi tên như vậy vì tất cả các vấn đề chính yếu chỉ nên được trình bày trong khoảng thời gian 30s – tương đương với một lượt đi thang máy.

 

Thuật ngữ Entry page


 

Entry page là gì? Xem trang đích (landing page).

 

Thuật ngữ Exit page


 

Exit page là gì? Exit page là trang cuối cùng của website mà người dùng đã xem trong một lượt truy cập.

 

Thuật ngữ Followed link


 

Followed link là gì? Followed link đơn giản là một liên kết không bị gắn thuộc tính “nofollow”. Đôi khi “followed link” còn được gọi là “dofollow link”. Xem nofollow.

 

Thuật ngữ Geotagging


 

Geotagging là gì? GEOtagging là thẻ meta thông tin vị trí hoặc địa chỉ doanh nghiệp trên trang web.

 

Thuật ngữ Ghost bloggers


 

Ghost bloggers là gì? Ghost bloggers là những người được thuê để viết bài đăng trên blog của họ thay cho một cá nhân hoặc một công ty, và họ thường không có quyền hạn gì với công ty hay cá nhân đó.

 

Thuật ngữ Graphical text


 

Graphical text là gì? Graphical text là đoạn văn bản hiển thị trong một tập tin hình ảnh như JPEG, PNG hay GIF. Công cụ tìm kiếm không đọc được loại văn bản này.

 

Thuật ngữ Hosted tracking


 

Hosted tracking là gì? Xem client-side tracking.

 

Thuật ngữ Hot linking


 

Hot linking là gì? Hot linking là hành động tự ý chèn nội dung, hình ảnh hoặc video của người khác lên website của mình. Hành động này chưa được chủ sở hữu nội dung cho phép, và thường bị xem là hành vi ăn cắp bản quyền và băng thông.

 

Thuật ngữ Hyperlocal search


 

Hyperlocal search là gì? Heyperlocal search là trang cung cấp kết quả tìm kiếm được chọn lọc cho các vùng lân cận hoặc các vùng địa lý đã xác định. VD: các quảng cáo chỉ hiển thị với người dùng Mobile trong vòng 10km tính từ cửa hàng của nhà quảng cáo.

 

Thuật ngữ Informational search


 

Informational search là gì? Informational search là các truy vấn đặt ra bởi người dùng thể hiện ý định tìm kiếm thông tin mà họ cần.

 

Thuật ngữ Transactional search


 

Transactional search là gì? Transactional search là các truy vấn tìm kiếm chứa từ như: mua, bán, đặt hàng, download… biểu thị ý định mong muốn thực hiện một giao dịch.

 

Thuật ngữ Navigational search


 

Navigational search là gì? Navigational search là loại tìm kiếm có định hướng. Một truy vấn tìm kiếm dùng tên nhãn hiệu hay tên công ty cho thấy người tìm kiếm có ý định tìm một công ty cụ thể.

 

Thuật ngữ Invisible text


 

Invisible text là gì? Invisible text là đoạn văn bản trên một trang web mà khách truy cập không thể nhìn thấy nếu dùng một trình duyệt chuẩn.

 

Thuật ngữ Keyword density


 

Keyword density là gì? Keyword density là mật độ từ khóa, là thuật ngữ chỉ số lần từ khóa hay cụm từ xuất hiện trên một trang web chia cho tổng số từ trên một trang. Thường biểu diễn dưới dạng số phần trăm.

 

Thuật ngữ Landing page


 

Landing page là gì? Landing page là một trang web chỉ tập trung vào người xem hay chủ đề, sản phẩm nào đó. Nó có vai trò như đích đến của lượng người truy cập đã sử dụng công cụ tìm kiếm. Trang đích là tâm điểm của các nỗ lực tối ưu hóa, còn được gọi là trang đến (entry page).

 

Thuật ngữ Link equity


 

Link equity là gì? Link equity còn gọi là mạng lưới liên kết. Nó là thước đo giá trị website của công cụ tìm kiếm dựa trên chất lượng và số lượng các inbound link dẫn đến trang. Giống như một đồng tiền, link equity được chuyền đi giữa các trang thông qua các liên kết. Còn được gọi là link juice.

 

Thuật ngữ Link farm


 

Link farm là gì? Link farm là thuật ngữ dùng để chỉ một website chứa rất nhiều các liên kết dẫn đến các website khác. Liên kết từ các trang loại này thường có chất lượng thấp và không có giá trị cải thiện thứ hạng công cụ tìm kiếm.

 

Thuật ngữ Link juice


 

Link juice là gì? Xem link equity.

 

Thuật ngữ Link rot


 

Link rot là gì? Thuật ngữ chỉ sự tăng dần theo thời gian số lượng các liên kết hỏng trong mạng lưới hoặc trong từng trang web riêng lẻ. Còn gọi là linkrot (viết liền). (http://en.wikipedia.org/wiki/Link_rot)

 

Thuật ngữ Link validator


 

Link validator là gì? Link validator dùng để chỉ những phần mềm kiểm tra tình trạng hoạt động của các liên kết trong một trang web.

 

Thuật ngữ Linkability


 

Linkability là gì? Linkability là thuật ngữ chỉ khả năng tiếp nhận các inbound link của một trang web.

 

Thuật ngữ Linkbait


 

Linkbait là gì? Linkbait là một kỹ thuật seo, tạo backlink thông qua hình thức sáng tạo nội dung để thu hút lưu lượng truy cập và từ đó tạo backlinks về cho trang web của bạn.

 

Thuật ngữ Localized search


 

Localized search là gì? localized search là dạng tìm kiếm theo địa phương, các kết quả tìm kiếm được hiển thị một cách cụ thể hóa, căn cứ trên vị trí địa lý của người tìm kiếm. Là một kiểu tìm kiếm được cá nhân hóa (personalized search).

 

Thuật ngữ Lurk


 

Lurk là gì? Trong mạng xã hội, đây là hành động truy cập các diễn đàn hay các trang xã hội khác mà không tham gia vào các tương tác diễn ra trên đó.

 

Xem tiếp Thuật ngữ SEO (phần 1)

Nguồn: Ngọc Chinh Blog

Thuật ngữ SEO/SEM

Các thuật ngữ SEO/SEM dưới đây do tôi tích lũy trong quá trình làm việc, một số dịch từ Wiki, các website trong và nước ngoài, vì vậy chắc chắn sẽ không tránh khỏi các thiếu sót, bạn có thể bổ sung các thuật ngữ bằng cách comment bên dưới, tôi sẽ bổ sung vào bài viết ngay.

 

Ngoài ra, nếu bạn thấy tôi có sai sót hãy góp ý cho tôi nhé !

 

Nếu thấy hay hãy nhấn +1 phía dưới hoặc bên trái, hoặc chia sẽ nó cho bạn bè của bạn, biết đâu nó sẽ có ích.

 

Dưới đây là liệt kê các danh sách thuật ngữ SEO/SEM (có kèm theo một số thuật ngữ được sử dụng trong blog, website mà tôi thấy cần thiết) nằm trong chuỗi bài viết về các thuật ngữ Internet Marketing. Dach sách các thuật ngữ, định nghĩa SEO/SEM này sẽ được tôi cập nhật thường xuyên hàng ngày, vì thế bạn hãy bookmark lại địa chỉ này để quay lại để xem những thuật ngữ được update mới nhất nhé.

 

Bài viết này tổng hợp tất cả các thuật ngữ cho nên hơi dài, tốt nhất bạn hãy kiếm 1 tách trà hay ly cafe, chúng ta vừa nhâm nhi vừa đọc sẽ hiệu quả hơn. Nào chúng ta cùng bắt đầu thôi.

 

Thuật ngữ 301 REDIRECT


“301 redirect” là gì? “301 redirect” là một phương pháp chuyển tiếp thông báo các trình duyệt và các công cụ tìm kiếm rằng trang webpage hoặc website đó đã được di dời hoàn toàn đến một địa chỉ mới. Đồng thời khi người truy cập địa chỉ web cũ cũng sẽ được tự động chuyển sang địa chỉ mới.

 

Thuật ngữ ALT/ALTERNATIVE TEXT


Alt là gì? Alt là một từ hoặc cụm từ dùng để mô tả một hình ảnh trên trang web. Không giống như con người, công cụ tìm kiếm chỉ đọc nội dung trong thẻ ALT của hình ảnh, chứ không phải hình ảnh đó. Hay nói cách khác, nội dung của nó sẽ hiển thị trên trình duyệt khi trình duyệt không thể trình bày được một hình ảnh vì lý do nào đó. Các SE xem nội dung của thẻ ALT như là anchor text trong trường hợp hình ảnh là một liên kết.

 

Thuật ngữ ANCHOR TEXT


 

Anchor text là gì? Anchor text là đoạn văn bản được dùng để hiển thị liên kết và được mọi người sử dụng để liên kết tới site của bạn. Nói một cách khác, chính là đoạn nội dung cụ thể mà người dùng nhấp vào. Trên hầu hết các trang web, văn bản này thường là màu xanh đậm và gạch chân, hoặc tím nếu bạn đã truy cập vào liên kết trong quá khứ. Anchor text giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được trang đến nói về những gì: nó mô tả những gì bạn sẽ thấy nếu bạn nhấp chuột vào. Ví dụ: đây là “anchor text”

 

Thuật ngữ ARTICLE


 

Article là gì? Article là một bài viết đơn lẻ trên một blog hoặc website. Ví dụ bạn đang đọc bài viết của tôi về “Thuật ngữ trong SEO/SEM” thì đây gọi là 1 article.

 

Thuật ngữ Affiliate Marketing


 

Affiliate Marketing là gì? Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý) để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator…) áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng trên mạng.

 

Thuật ngữ Advertiser


 

Advertiser là gì? Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher)

 

Thuật ngữ Ad Network


 

Ad Network là gì? Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity, Adnet của Adbay

Thuật ngữ AUTHOR


 

Author là gì? Author là tên tác giả, người viết ra bài viết (article) này.

 

Thuật ngữ ADWORDS


 

Adwords là gì? Adwords – Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…

 

Thuật ngữ AVATAR


 

AVATAR là gì? Avatar ở đây không phải là phim Avatar của James Cameron nha :D. Avatar là một bức ảnh hoặc hình ảnh đại diện cho bạn trên blog hoặc các trang web, trang mạng xã hội khác. Nó thường được hiển thị ở trang hồ sơ cá nhân hoặc các phần bình luận.

 

Thuật ngữ ADSENSE


 

Adsense là gì? Adsense – Google Adsense là gì: Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.

 

Thuật ngữ ANALYTICS


 

Analytics là gì? Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí của Google cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.

 

Thuật ngữ BLOG


 

Blog là gì? Blog là một thuật ngữ có nguồn gốc từ cặp từ “Web Log” hay “Weblog” dùng để chỉ một tập san cá nhân trực tuyến, một quyển nhật ký dựa trên nền web… Blog thường được duy trì bởi một cá nhân hoặc nhóm người. Blog cá nhân hoặc blog của doanh nghiệp thông thường sẽ bao gồm các mục bài viết thường xuyên về những bình luận, mô tả các sự kiện, hoặc những cái khác, ví dụ như hình ảnh và video.

 

Thuật ngữ BLOGGER


 

Blogger là gì? Người viết bài cho blog được gọi là một blogger, và hành động viết blog được biết đến với tên là blogging. Google cũng có một website về blogging được gọi là Blogspot hay “blogger”.

 

Thuật ngữ BLOGOSPHERE


 

Blogosphere là gì? Blogosphere là công cụ tìm kiếm blog được dùng để tìm kiếm, thu nhập nội dung từ các blog

 

Thuật ngữ BLOGROLL


 

Blogroll là gì? Blogroll đôi khi được viết là blog-roll, đây là một danh sách mà blogger liên kết đến những blog khác để đọc hoặc hỗ trợ trao đổi link.

 

Thuật ngữ BOOKMARK


 

Bookmark là gì? Bookmark là một liên kết đến một trang web được lưu vào trình duyệt web hay trong máy tính của bạn để sau này tham khảo.

 

Thuật ngữ CANONICAL URL


 

Canonical URL là gì? Canonical URL là URL mà các webmasters muốn search engine xem như là địa chỉ chính thức của 1 webpage. Canonical URL dùng để ngăn chặn trùng lặp nội dung trong website.

 

Thuật ngữ CONVERSION FORM


 

Conversion Form là gì? Conversion form là mẫu form mà bạn dùng để thu thập thông tin về người truy cập trên trang web của bạn. Conversion form chuyển đổi người truy cập thành khách hàng tiềm năng, thu thập các thông tin liên lạc về khách hàng tiềm năng này.

 

Thuật ngữ CATEGORY


 

Category là gì? Category có nghĩa là chuyên mục, danh mục hay thể loại. Category và tags thường được sử dụng đồng nghĩa.

 

Thuật ngữ CMS, PLATFORM


 

CMS là gì? CMS là viết tắt của hệ thống quản lý nội dung (content management system). Nó là một chương trình phần mềm cho phép bạn thêm nội dung vào một trang web dễ dàng hơn. Ví dụ như Joomla, WordPress…

 

Thuật ngữ COMMENTS


 

Comments là gì? Comments là những bình luận, ý kiến của đọc giả để lại trên Blog hay diễn đàn. Đây là một cách hữu ích để bạn có thể kết nối với những người xem website của mình.

 

Thuật ngữ CONTENT NETWORKS


 

Content Networks là gì? Content Networks là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.

 

Thuật ngữ CONVERSION RATE


 

Conversion Rate là gì? Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).

 

Thuật ngữ CTR


 

CTR là gì? CTR – Click through Rate là tỷ lệ click chuột, CTR được tính bằng tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.

 

Thuật ngữ CPA


 

CPA là gì? CPA – Cost Per Action là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.

 

Thuật ngữ CPC


 

CPC là gì? CPC – Cost Per Click là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.

 

Thuật ngữ CPM


 

CPM là gì? CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions). CPM là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.

 

Thuật ngữ CPD


 

CPD là gì? CPD – Cost Per Duration là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng…). Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.

 

Thuật ngữ CONTEXTUAL ADVERTISING


 

Contextual Advertising là gì? Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.

 

Thuật ngữ CLICK FRAUD


 

Click Fraud là gì? Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.

 

Thuật ngữ CSS, STYLESHEET


 

CSS là gì? CSS là viết tắt của Cascading Style Sheets. Trình bày văn bản bằng ngôn ngữ HTML, thường được sử dụng để định dạng các thuộc tính trên trang web. Ví dụ: bố cục trang, màu sắc và font chữ,… thường được thiết lập sẵn trong file này website được đồng bộ và tạo nên sự chuyên nghiệp

 

Thuật ngữ DIRECTORY


 

Directory là gì? Directory là nghĩa thư mục web, là một trang web có chứa danh sách website, blog. Các directory thường được xếp hạng bằng sự phổ biến của chúng và sắp xếp theo từng chủ đề hoặc thể loại. Bạn nên thêm website của bạn vào các thư mục web, nó sẽ giúp tạo ra nhiều lượt truy cập đến website của bạn, đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu.

 

Thuật ngữ DOMAIN


 

Domain là gì? Domain hay còn gọi là tên miền, là định danh của website trên Internet, là địa chỉ web chính của trang của bạn (ví dụ: www.ngocchinh.com). Tên miền thường gắn kèm với tên công ty và thương hiệu của doanh nghiệp. Tên miền là duy nhất và được cấp phát cho chủ thể nào đăng ký trước.

 

Thuật ngữ DIMENSION


 

Dimension là gì? Dimension là kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px…

 

Thuật ngữ DOORWAY PAGE


 

Doorway Page là gì? Doorway Page là một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.

 

Thuật ngữ DEMOGRAPHICS


 

Demographics là gì? Demographics là thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…

 

Thuật ngữ DISPLAY ADVERTISING


 

Display Advertising là gì? Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.

 

Thuật ngữ FAVICON


 

Favicon là gì? Favicon là một ảnh nhỏ, điển hình như logo hoặc biểu tượng khác cho trang web của bạn, nó xuất hiện trên thanh địa chỉ của trình duyệt, các trang yêu thích hoặc bookmark. Trong HTML nó được viết như sau:

 

Thuật ngữ FEED


 

Feed là gì? Feed là một nguồn tin được sử dụng để cung cấp cho các người dùng với thường xuyên đăng ký nhận thông tin. Feed thường được cung cấp dưới dạng 1 đường link RSS. Ví dụ Feed của blog tôi là: http://feeds.feedburner.com/ngocchinh

 

Thuật ngữ FOLD


 

Fold là gì? Fold là một ranh giới vô hình trên trang web của bạn, nói đơn giản cho dễ hiểu nó chính là điểm nằm ngay phía trên thanh trạng thái (status bar) của trình duyệt. Khi mở website ra xem, nó chính là ranh giới của phần được thấy và phần không nhìn thấy (muốn thấy phải kéo xuống)

 

Thuật ngữ FORUM SEEDING


 

Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

 

Thuật ngữ GEOGRAPHIC


 

Geo Targeting/Geographic là gì? Geo Targeting/Geographic là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng

 

Thuật ngữ HEADER


 

Header là gì? Header là phần trên cùng của website bạn, xuất hiện trước và nằm trên bất kỳ trang nào hoặc bài viết nào. Header thường bao gồm các phần logo, slogan, và menu định hướng, đôi khi có thêm tìm kiếm, banner quảng cáo, tùy vào mục đích của người chủ website.

 

Thuật ngữ HYPERLINK


 

Hyperlink là gì? Hyperlink là siêu liên kết, đồng nghĩa với từ link, là đường dẫn mà người dùng có thể click vào nó để đi đến trang khác, hoặc trong một phần của trang. Văn bản, nội dung mà bao gồm các siêu liên kết (hyperlink) được gọi là “anchor text”

 

Thuật ngữ HYBRID PRICING MODEL


 

Hybrid Pricing Model là gì? Hybrid Pricing Model là một mô hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).

 

Thuật ngữ HTML


 

HTML là gì? HTML là viết tắt của Hypertext Markup Language, một ngôn ngữ được sử dụng để viết các trang web. Hầu hết các yếu tố HTML được viết bắt đầu bằng một thẻ mởvà kết thúc bằng một thẻ đóng, với nội dung ở giữa.

 

Thuật ngữ INBOUND LINK


 

Inbound link là gì? Inbound link là một liên kết từ một trang web khác đến trang web của bạn, hay còn gọi là Back Link. Nếu bạn có nhiều Inbound link thứ hạng website của bạn trên Google chắc chắn sẽ được cải thiện.

 

Thuật ngữ INTERNAL LINK


 

Internal link là gì? Internal link là một liên kết từ trang này sang trang khác trên cùng một trang web, ví dụ như từ trang chủ của bạn đến trang sản phẩm của bạn. Xây dựng hệ thống Internal link tốt sẽ giúp website cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.

 

Thuật ngữ IMPRESSION


 

Impression là gì? Impression là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.

 

Thuật ngữ INDEX(ED)


 

Index là gì? Index là quá trình mà công cụ tìm kiếm tìm thấy nội dung của bạn và sau đó lưu trữ và hiển thị nó trong kết quả tìm kiếm để trả về cho người dùng. Để kiểm tra xem website của bạn đã được index hay chưa, bạn chỉ cần vào Google và gõ vào tên miền của website mình, để xem bao nhiêu trang của website mình được index bạn gõ vào như sau: “site:ngocchinh.com”. Thay ngocchinh.com bằng tên miền của bạn.

 

Thuật ngữ JAVASCRIPT


 

Javascript là gì? Javascript là một loại ngôn ngữ lập trình cho phép các nhà quản trị, thiết kế web áp dụng nhiều hiệu ứng hay thay đổi nội dung trang web của họ để hiển thị cho người xem. Công cụ tìm kiếm thường khó đọc nội dung ở bên trong của Javascript.

 

Thuật ngữ KEYWORD(S)


 

Keyword là gì? Keywords là từ khóa, một từ hoặc cụm từ mà người duyệt web nhập vào công cụ tìm kiếm để tìm thông tin. Từ khóa trong SEO là từ hoặc cụm từ có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay lĩnh vực nào đó mà người dùng nhập vào các bộ máy tìm kiếm.

 

Thuật ngữ KPI


 

KPI là gì? KPI – Key Performance Indicator là chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.

 

Thuật ngữ LINK BUILDING


 

Link building là gì? Link building là quá trình xây dựng liên kết (inbound link/backlink) nhiều hơn đến trang web của bạn để cải thiện bảng xếp hạng trong công cụ tìm kiếm. Link building là phần quan trọng nhất trong SEO Off-page

 

Thuật ngữ LONG-TAIL KEYWORD


 

Long-tail keyword là gì? Long-tail keyword là những từ khóa dài, mang tính chi tiết về 1 sản phẩm, dịch vụ hay một vấn đề nào đó. Những từ khóa dài sẽ tiếp cận chính xác với mục tiêu hơn, giảm thiểu độ cạnh tranh so với các từ khóa ngắn, chung chung. Ví dụ: từ khóa “phần mềm” sẽ có tính cạnh tranh rất cao và không đúng mục tiêu của người cần tìm, nhưng với từ khóa dài “phần mềm chỉnh sửa ảnh” người ta sẽ tìm đúng trang cần tìm hơn.

 

Thuật ngữ METADATA


 

Metadata là gì? Metadata là một dạng siêu dữ liệu, là những thông tin truyền tải ý nghĩa của các thông tin khác. Metadata bao gồm một tập hợp các phần tử thiết yếu để mô tả 1 nguồn thông tin. Là dữ liệu mà trang web của bạn đề cập đến cho công cụ tìm kiếm biết.

 

Thuật ngữ META DESCRIPTION


 

Meta Description là gì? Meta Description là một mô tả ngắn gọn về một trang hay bài viết. Đó là nơi bạn đặt các nội dung liên quan và làm sao để thu hút người click vào website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm. Một đoạn mô tả tốt dài khoảng hai dòng (không quá 160 ký tự).

 

Thuật ngữ META KEYWORDS


 

Meta Keywords là gì? Meta Keywords là một yếu tố phổ biến và nổi tiếng nhất trong lịch sử của các công cụ tìm kiếm, nó được dùng để mô tả nội dung của một trang web. Tuy nhiên, các công cụ tìm kiếm nhanh chóng nhận ra rằng thẻ meta keywords này thường không chính xác hoặc gây hiểu lầm và thường xuyên dẫn đến các trang web rác. Đó là lý do tại sao thẻ meta keywords không còn được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao.

 

Thuật ngữ META TITLE


 

Meta title là gì? Meta Title hay còn gọi là thẻ tiêu đề. Tiêu đề là dòng text hiển thị đầu tiên của trang web và được in đậm trên kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm.

 

Thuật ngữ META TAGS


 

Meta tags là gì? Meta Tags là một thuật ngữ toàn diện bao gồm các thẻ tiêu đề (Title), thẻ mô tả (Description) và thẻ từ khóa (Keyword). Ba thẻ này gộp lại với nhau gọi là các thẻ meta (meta tag). Các thẻ meta cung cấp thông tin về một trang web, giúp công cụ tìm kiếm phân loại chúng một cách chính xác.

 

Thuật ngữ MOZRANK


 

Mozrank là gì? Mozrank được viết tắt là mR. Mozrank là một đơn vị tính Link popularity score do tổ chức SEOMoz thiết lập, Giá trị mozRank được SEOMoz quy định là một số logarit từ 1 đến 10. Bất kỳ trang nào cũng có mozRank tương ứng bởi số lượng và chất lượng của những liên kết đến chúng; trang nào nhận được nhiều liên kết có chất lượng hơn thì mozRank sẽ cao hơn.

 

Thuật ngữ NEWBIE


 

Newbie là gì? Newbie là thuật ngữ có nghĩa là Người mới .Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà :D

 

Thuật ngữ Domain-level mozRank


 

Domain-level mozRank là gì? Domain-level mozRank được viết tắt là DmR. DmR quy định sự phổ biến của một tên miền so với các tên miền khác trên Internet. DmR chỉ được tính cho root domain và sub domain. Cách tính DmR giống như mR nhưng được áp dụng ở cấp độ tên miền, tức là nếu có nhiều liên kết đến từ 1 tên miền khác trỏ đến 1 tên miền nào đó sẽ được tính vào DmR.

 

Thuật ngữ NOFOLLOW


 

Nofollow là gì? Nofollow là một thuộc tính liên kết, là một cách để bạn thông báo cho công cụ tìm kiếm biết là không lần theo liên kết này. Nofollow được áp dụng với 2 hình thức: 1 là qua thẻ Meta, 2 là qua thẻ liên kết: Trần Ngọc Chính

 

Thuật ngữ ONLINE MARKETING


 

Online Marketing là gì? Online Marketing là hình thức marketing dựa trên các công cụ của internet. Online Marketing bao gồm nhiều công cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine Marketing, Email Marketing, Social Marketing…

 

Thuật ngữ Organic Search Result


 

Organic Search Result là gì? Organic Search Result là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm. Ngoài Organic Search Result trang kết quả tìm kiếm còn có Paid Search Result.

 

Thuật ngữ PAGERANK


 

Pagerank là gì? PageRank hay Ranking viết tắt là PR tạm dịch là thứ hạng trang. Là một hệ thống đánh giá các liên kết trang Web của Google và có giá trị từ 0-10. Trang của bạn càng nhận nhiều liên kết chất lượng trỏ đến thì mức độ quan trọng trang của bạn càng tăng và có giá trị cao hơn.

 

Thuật ngữ PAGEVIEWS


 

Pageviews là gì? Pageviews là số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

 

Thuật ngữ Paid Listing


 

Paid Listing là gì? Paid Listing là thuật ngữ thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một trang web danh bạ nào đó.

 

Thuật ngữ PANDA


 

Panda là gì? Google Panda được ra đời để thay thế cho Google Cafein. Với tầm nhìn rõ ràng của Google Panda là loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, loại bỏ những website có chất lượng kém mà không có giá trị cho người sử dụng… Google Panda là bộ lọc quan trọng để cải tiến các kết quả tìm kiếm mới của Google.

 

Thuật ngữ PERMALINK


 

Permalink là gì? Permalink là một địa chỉ URL của một bài viết cụ thể trên một website.

 

Thuật ngữ POST


 

Post là gì? Post đồng nghĩa với “article”. Về cơ bản, một post là một article trong một website.

 

Thuật ngữ PPL


 

PPL là gì? – Pay Per Lead; PPS là gì? – Pay Per Sale: tham khảo thuật ngữ CPA ở trên.

 

Thuật ngữ PPC


 

PPC là gì? PPC là viết tắt của Pay Per Click (trả tiền theo nhấp chuột). Một loại hình quảng cáo mà trong đó người quảng cáo đặt quảng cáo của mình tại một địa điểm nào đó (công cụ tìm kiếm, website), và bất cứ khi nào khách thăm nhấp chuột vào quảng cáo của bạn, bạn sẽ bị mất một chi phí nhất định tương ứng với nhấp chuột đó, giá bỏ thầu cho một click càng cao bạn càng được liệt kê ở các vị trí cao, do vậy sẽ thu được một lượng khách thăm lớn hơn. Google Adwords là một chương trình PPC điển hình.

 

Thuật ngữ PAYMENT THRESHOLD


 

Payment Threshold là gì? Payment Threshold là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…

 

Thuật ngữ POP UP AD


 

Pop Up Ad là gì? Pop Up Ad là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.

 

Thuật ngữ POP UNDER AD


 

Pop Under Ad là gì? Pop Under Ad là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại.

 

Thuật ngữ RANKING FACTOR


 

Ranking Factor là gì? Ranking Factor là những yếu tố để các công cụ tìm kiếm xếp hạng một trang nào đó, chẳng hạn như số lượng các liên kết (backlink), hoặc các nội dung, các thẻ meta tags trên trang đó…

 

Thuật ngữ ROI


 

ROI là gì? ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

 

Thuật ngữ REDIRECT


 

Redirect là gì? Redirect được sử dụng để xác định một địa chỉ URL thay thế và để chuyển hướng người sử dụng (hoặc công cụ tìm kiếm) đến một địa chỉ khác. Trong SEO có 2 loại redirect là 301 và 302. Tương tự với redirect 301 ở trên cùng, nhưng redirect 302 có nghĩa là chuyển hướng tạm thời.

 

Thuật ngữ REFERRER


 

Referrer là gì? Referrer là thông tin được gửi bởi trình duyệt của người dùng khi họ di chuyển từ trang này sang trang khác. Nó bao gồm thông tin địa chỉ trang web mà họ truy cập trước đó.

 

Thuật ngữ RSS


 

RSS là gì? RSS là viết tắt của từ Really Simple Syndication, là một định dạng tập tin thuộc họ XML dùng trong việc chia sẻ tin tức Web (Web syndication) được dùng bởi nhiều website tin tức và weblog. Xem thêm trên Wiki http://vi.wikipedia.org/wiki/RSS_(định_dạng_tập_tin)

 

Thuật ngữ SEM


 

SEM là gì? SEM – Search Engine Marketing là hình thức Marketing qua công cụ tìm kiếm, bao gồm Google Adwords và SEO

 

Thuật ngữ SEO


 

SEO là gì ? SEO – Search Engine Optimization: Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.

 

Thuật ngữ SERP


 

SERP là gì? SERP được viết tắt dựa trên cụm từ Search Engine Results Page, tạm dịch là những trang kết quả được các bộ máy tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing ..) trả về khi một ai đó thực hiện một truy vấn tới các bộ máy tìm kiếm này.

 

Thuật ngữ SITEMAP


 

Sitemap là gì? Sitemap (sơ đồ website) là file/trang liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Site map nên được sử dụng dễ dàng trong việc thực hiện tìm kiếm nhanh để tìm ra thông tin cần thiết cũng như trong việc di chuyển thông qua các đường link trên website của bạn. Site map rất hữu hiệu cho các bot của các Search Engine lùng sục trong site của bạn để lập chỉ mục (index), có lợi cho SEO.

 

Thuật ngữ SOCIAL MEDIA SHARING


 

Social Media Sharing là gì? Social media sharing hay còn gọi là chia sẽ, truyền thông trên các mạng xã hội. Hãy cho mọi người cơ hội để chia sẽ nội dung của bạn cho bạn bè họ. Hiện nay các website như addthis.com hỗ trợ các đoạn mã, plugin giúp bạn chèn vào website một cách dễ dàng.

 

Thuật ngữ SOCIAL MEDIA/MARKETING


 

Social Media / Social Marketing là gì? Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing.

 

Thuật ngữ SOCIAL NETWORKS


 

Social Networks là gì? Social networks là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:
- Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…;
- Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net…
- Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info…
- Mạng kết bạn: Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn
- Mạng cập nhật tin tức: Twitter
- Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến
- Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Vật Giá hỏi đáp, Google hỏi đáp…
- Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com…
- Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks

 

Thuật ngữ SPIDER


 

Spider là gì? Spider là một chương trình của các công cụ tìm kiếm dùng để thu thập thông tin về các trang web. Spider hoạt động dựa trên các đường liên kết, nếu không có các đường liên kết spider sẽ KHÔNG THỂ HOẠT ĐỘNG. Spider còn được gọi là Crawler, Robots…

 

Thuật ngữ SUBSCRIBE


 

Subscribe là gì? Subscribe nghĩa là đăng ký nhận thông tin (giống Follow trên twitter) khi bạn Subscribe một người hoặc website tức là bạn theo đăng ký nhận các thông tin theo dõi về người hoặc website đó. Website của bạn nên có nhiều phương tiện khác nhau mà qua đó người dùng có thể đăng ký nhận thông tin, nên bao gồm email và RSS.

 

Thuật ngữ TAG


 

Tag là những từ khóa bạn dùng tựa như nhãn tên để mô tả hoặc tập hợp các bài blog. Thêm tag vào bài viết giúp cho bạn đọc dễ dàng tìm được bài viết cần tìm thông qua từ khóa chính. Điều đó mang lại sự tương tác cao giữa thông tin và người đọc và giúp họ có thể chọn lựa thông tin trước khi đọc. Hơn thế nữa, tag giúp diễn đàn, blog, website có hạng cao trên google thông qua những từ khóa nhất định.

 

Thuật ngữ TITLE


 

Title là gì? Title là tiêu đề của bài viết, là câu mô tả ngắn và tổng quan về chủ đề của bài viết.

 

Thuật ngữ TRAFFIC


 

Traffic là gì? Traffic là lượng truy cập vào trang web của bạn từ nhiều nguồn.

 

Thuật ngữ TRAFFIC RANK


 

Traffic rank là gì? Traffic Rank hay Traffic Ranking tạm dịch là một chỉ số đánh giá thứ hạng của trang Web của bạn dựa trên lưu lượng, số lượng người ghé thăm trang Web… so với tất cả các trang web khác trên internet. Bạn có thể kiểm tra thứ hạng của bạn trên Alexa.

 

Thuật ngữ URL


 

URL là gì? URL là viết tắt của Uniform Resource Locator được dùng để tham chiếu tới tài nguyên trên Internet, cụ thể là dùng để định nghĩa 1 website. Vd: www.ngocchinh.com

 

Thuật ngữ UNIQUE VISITOR


 

Unique Visitor là gì? Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian.

 

Thuật ngữ USABILITY


 

Usability là gì? Usability là thuật ngữ online marketing thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.

 

Thuật ngữ VISIT


 

Visit là gì? Visit là số lượt ghé thăm website.

 

Thuật ngữ VISITOR


 

Visitor là gì? Visitor là số người ghé thăm website.

 

Thuật ngữ XML SITEMAP


 

XML Sitemap là gì? XML Sitemap là một tập tin để thông báo danh sách các liên kết trên trang web của bạn. XML Sitemap có thể dễ dàng được tạo ra và có rất nhiều công cụ miễn phí để giúp bạn tạo tập tin này. Xem thêm ở định nghĩa về Sitemap ở trên.

 

Xem tiếp Thuật ngữ SEO (phần 2)

 

Nguồn: Ngọc Chinh Blog

Một website chuyên nghiệp cần có responsive

Hiện nay, xét về su hướng web di động mà nói thì việc phân vân giữa sử dụng Responsive cho website hay việc sử dụng riêng một website được thiết kế dành riêng cho điện thoại, không phải chỉ là sử phân vân của mỗi khách hàng mà còn dẫn đến nhiều cuộc tranh luận của những người thiết kế web. Nhưng nói chung thì cũng khó có thể đưa ra được kết luận cuối cùng khi cả web mobile và responsive đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó.

 

 loiichkhithietkewebresponsive


Responsive trong thiết kế website chuyên nghiệp


 

Nhưng ở bài này chúng ta chỉ tập chung vào responsive nếu bạn quan tâm đến ưu và nhược của web mobile và responsive thì có thể tham khảo bài viêt Nên chọn Web Mobile, App hay là Responsive Web Design.

 

1. Tiết kiệm thời gian xây dựng website:


Với website được thiết kế responsive sẽ được hoàn thành nhanh hơn, do lập trình viên không phải tốn công làm riêng một giao diện dành riêng cho nền tảng di động mà tích hợp những mã CSS tương thích cho từng màn hình.

 

 thietkechuyennghiep


Tiết kiệm thời gian hoàn thành website


 

Giảm thiểu công việc bảo trì cũng như fix lỗi phát sinh khi vận hành website do coder chỉ cần làm trên responsive thôi, với cách trước đây coder mỗi lần bảo trì hoặc fix lỗi họ phải làm gấp đôi nếu website đó có phiên bản dành riêng cho nền tảng di động Tiết kiệm thời gian nếu như có một dòng điện thoại hay máy tính bảng mới ra đời với một kích thước độc nhất.

 

2. Tiết kiệm chi phí thiết kế website:

 

 
tietkiemchiphi



Tiết kiệm chi phí thiết kế web

 

Điều này là hiển nhiên khi chỉ phải thiết kế web trên một nền tảng desktop rồi thiết lập cấu hình cho giao diện tự tương thích với những kích thước khác nhau. Lúc thuật ngữ responsive chưa ra đời chúng ta phải thiết kế web cho desktop riêng, một bản cho máy tính bảng, một bản cho mobile điều đó dẫn đến chi phí thiết kế web bị đẩy lên rất nhiều nếu nhưng chúng ta muốn có một website thật chuyên nghiệp.

 

3. Cải thiện khả năng SEO của Website:
Website được thiết kế một trang duy nhất nên google hay bing, yahoo .. chỉ cần index một lần với một nội dung và với một liên kết duy nhất tránh được lỗi trùng lập nội dung đây là một vấn đề khá hóc búa và tốn nhiều công sức của Seoer.

 
seo3

 

Tăng khả năng seo cho website Google luôn đánh giá cao khi thiết kế Responsive web

Khi người dùng chuyển từ máy tính xách tay của họ sang iPad hay iPhone, trang web sẽ tự động chuyển đổi để phù hợp với kích thước màn hình và việc xử lý dữ liệu.

 

4. Tính cạnh tranh cao:
Khi website của bạn được hiển thị phù hợp với mọi truy cập của khách hàng thì trong suy nghĩ của họ hẳn website của bạn chuyên nghiệp hơn họ sẽ thấy được sự chăm chút, kỹ lưỡng trong thiết kế web của bạn. Trong trường hợp này, website của bạn sẽ mang lại cho khách hàng một trải nghiệm mới, một cảm giác thích dùng trên điện thoại hơn khi phải chuyển sang máy tính bàn, vô hình dung đã tạo cho bạn một thói quen khi tìm kiếm trên điện thoại di động, giống như khi bạn tìm kiếm trên máy tính bàn.

 

butphatrongcanhtranh


 

Chuyên nghiệp hơn trong mắt người dùng

Đây là một số lợi ích của việc thiết kế Responsive web. Nó là xu hướng của thời đại, một xu hướng quan trọng đối với các nhà thiết kế website chuyên nghiệp cũng là mục tiêu hướng tới của các công ty thiết kế website trong thời điểm hiện tại.

10 lý do thiết kế web cho doanh nghiệp



1. Thiết lập sự hiện diện

Có xấp xỉ 1.5 tỉ người trên thế giới đã truy cập vào mạng Internet và số lượng này không ngừng được tăng lên hàng ngày. Mạng Internet không đơn thuần chỉ là những máy tính mà nó còn là nơi mọi người có thể mua bán, trao đổi bất kỳ thứ gì từ chiếc bàn chải đánh răng, các tác phẩm nghệ thuật cho đến các bài học tiếng Anh. Việc tiếp cận được dù chỉ 1% nhóm khách hàng này cũng là 1 thành công của doanh nghiệp.

Đó là một phần không nhỏ của cộng đồng xã hội, hãy cho họ biết rằng quan tâm tới việc phục vụ cả cộng đồng này, cần phải có mặt trên mạng Internet. nên biết rằng, đối thủ cạnh tranh cũng đang làm như vậy.

2. Tận dụng hoàn toàn các cơ hội tiếp xúc

Nhiều khi công việc kinh doanh được hiểu một cách đơn giản là giao tiếp với khách hàng. Mọi doanh nhân khôn ngoan đều hiểu rằng: "Bí quyết thành công không nằm ở chỗ những gì biết mà chính là ở chỗ biết tới những khách hàng nào". Các doanh nhân đều muốn tận dụng các cuộc gặp gỡ thông thường thành công việc kinh doanh có lợi và việc trao danh thiếp là một việc được coi trọng trong quá trình này. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi doanh nghiệp cần phải gặp gỡ hàng ngàn, thậm chí hàng triệu đối tác làm ăn, liệu các doanh nghiệp có thể tiếp xúc cùng một lúc với tất cả các khách hàng. Điều này có thể được giải quyết hết sức đơn giản, tại mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm thông qua các trang Web trên mạng Internet.

3. Tạo ra nguồn thông tin sẵn có cho đối tác

Khi muốn tạo các trang thông tin, quảng cáo, có thể sẽ đăng chúng trên mục quảng cáo, trang vàng, nhưng thời gian sẽ làm cho phải tính lại. Vì, làm thế nào để khách hàng quan tâm có thể liên hệ được ngay với bạn? Phương thức thanh toán trong mỗi dịch vụ sẽ như thế nào? Quảng cáo trang vàng sẽ khó khăn trong việc này vì đây vẫn chỉ là một loại phương tiện truyền thông có khoảng cách. Trong thời đại hiện nay, các thông tin đòi hỏi phải nhanh chóng hơn và mang tính đa chiều hơn. Internet sẽ giúp làm được điều đó thông qua những trang thông tin được duy trì liên tục 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần. Khách hàng có thể xem thông tin về doanh nghiệp bất kỳ lúc nào họ muốn, thậm chí ngay cả khi đang ngủ.

4. Phục vụ khách hàng hiệu quả

Công nghệ Internet sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều cách hơn để phục vụ khách hàng. Liệu có đủ đội ngũ nhân viên trực điện thoại để tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng về cung cấp thông tin dịch vụ mà họ cần? Liệu khách hàng có thể tự động tra cứu vào cơ sở dữ liệu, tìm kiếm các thông tin về dịch vụ đang tiến hành mà họ muốn không? Tất cả điều này khách hàng có thể là được 1 cách đơn giản và nhanh chóng thông qua chính website doanh nghiệp.

5. Để bán hàng hóa

Internet đem lại cho doanh nghiệp một cơ hội lớn để có thể bán hàng hóa. Sự phát triển của Internet trên toàn thế giới kéo theo sự ra đời và mở rộng một thị trường khách hàng mới đầy tiềm năng - cộng đồng người sử dụng Internet. Liệu có nên chần chừ khi mà các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh đang dần từng bước thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần trên Internet?

6. Giới thiệu sản phẩm sinh động

Nếu sản phẩm là những chiếc máy thì khách hàng sẽ thực sự bị thuyết phục khi nhìn thấy nó hoạt động ra sao. Internet mở ra cho nhiều cách thức để giới thiệu sản phẩm thật sinh động tới khách hàng thông qua Website bằng hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim ngắn, điều này sẽ khiến các khách hàng tiềm năng sẽ đến với nhiều hơn, không một quyển sách giới thiệu nào có thể làm được như vậy.

7. Vươn tới một thị trường dân chúng có thu nhập cao

Số lượng người tham gia vào mạng Internet có thể tạo ra một thị trường sẵn có đông đảo nhất. Những người sử dụng Internet thường là những người có trình độ học vấn, có hiểu biết và địa vị ổn định, thu nhập cao trong xã hội. Chính vì vậy, tiếp cận được và chiếm lĩnh thị trường khách hàng này là điều mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng mong muốn đạt được.

8. Trả lời các câu hỏi thường gặp

Bất kỳ người trực điện thoại nào trong công ty cũng đều nói rằng họ dùng phần lớn thời gian để trả lời các câu hỏi gần như giống nhau. Đó là những câu hỏi mà các khách hàng muốn hỏi trước khi họ giao dịch. Đưa những câu hỏi này lên Website sẽ giúp loại bỏ được những rào chắn đối với công việc kinh doanh và giải phóng bớt thời gian cho nhân viên trực điện thoại.

9. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng

Với Website có thể yêu cầu thông tin phản hồi từ phía khách hàng ngay lập tức khi họ đang ghé thăm website doanh nghiệp. Điều này giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc để hoạch định các chiến lược quảng cáo và kinh doanh trên cơ sở những thông tin nắm bắt được từ phía khách hàng mà không phải mất thêm khoản chi nào nữa.

10. Phương tiện truyền thông linh hoạt

Ngày nay, Internet được đánh giá là hệ thống truyền dẫn chuyên nghiệp nhất bởi vì sản phẩm chính là các thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng, nhanh chóng và rẻ tiền. Tất cả các ấn phẩm được truyền trên Internet đang ngày càng trở nên phổ biến bởi vì các công việc đều được thực hiện trong môi trường kỹ thuật số từ rất nhiều nguồn thông tin cung cấp. Tất cả những công việc này thực hiện một cách dễ dàng thông qua các trang Web trên chính Website của doanh nghiệp bạn.

Thế nào là một website có chất lượng?



Thế nào là một website có chất lượng? Bạn có thể định nghĩa theo ISO "là sự thoả mãn yêu cầu của người dùng", không sai nhưng quá chung chung và do đó không giúp ích gì được chúng ta
Website có chất lượng là website thoả mãn được ba điều kiện sau đây:

 


+Nội dung hấp dẫn, đầy đủ, hợp với chủ ý của việc xây dựng website
+Được sắp xếp, bố cục một cách hợp lý, tạo điều kiện cho người đọc ,khai thác dễ định hướng trong website.
+Hình thức đẹp, phù hợp với chủ đề nội dung.


Để làm được như vậy có khó không? Không khó nếu bạn đã xác định được rõ mục tiêu và làm việc với đối tác là một công ty chuyên nghiệp trong thiết kế và phát triển các công cụ thương mại điện tử. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết từng điểm: 

 

Về nội dung


 

Trước tiên bạn cần định rõ đối tượng của website. Có thể là các khách hàng tiềm năng, có thể là các đối tác hiện có của công ty, các nhà đầu tư nước ngoài. Họ hiểu ngôn ngữ gì, những thông tin gì làm họ quan tâm hơn cả. "Biết mình biết ta trăm trận không thua".
Một điểm rất quan trọng nữa là nội dung phải được cập nhập thường xuyên. Một lỗi rất thông thường của các website tại Việt Nam là người ta làm ra nó để đưa lên mạng, sau đó thì website bị đi vào quên lãng. Một website như vậy không mang lại gì cho doanh nghiệp, thậm chí phản tác dụng.
Nguyên nhân ở đâu? Thứ nhất do chúng ta chưa có ý thức cần phải cập nhật thông tin thường xuyên, thứ hai do các website được thiết kế theo công nghệ đã lạc hậu, đòi hỏi một trình độ hiểu bất nhất định về vấn đề kỹ thuật khi muốn thay đổi nội dung.
Lối thoát: hãy yêu cầu nhà thiết kế website cung cấp cho bạn một công cụ thuận tiện để có thể tự mình thay đổi nội dung thông tin, thậm chí cả bố cục và hình thức của website. Nếu họ không làm được điều này, hoặc đòi hỏi quá nhiều, bạn có thể liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng giúp bạn.

 

Về hình thức


 

Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất và khó nhất đối với doanh nghiệp, quan điểm về cái đẹp của chúng ta thường không giống nhau. Nhiều khi bạn cho là đẹp thì người khác lại coi là màu mè, bạn thấy đơn giản thì người khác cho là tầm thường.
Lối thoát: hãy tin tưởng giao việc này cho các nhà thiết kế, các nhà tạo mẫu chuyên nghiệp. Nếu bạn mạnh dạn bỏ cái tôi của mình sang một bên và cung cấp đủ thông tin cần thiết về công ty, về sản phẩm và dịch vụ của mình cho các nhà thiết kế, bạn sẽ có một website đẹp và chuyên nghiệp.
Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa website của một công ty lớn và một công ty nhỏ. Một nhà thiết kế web chuyên nghiệp cũng biết cách làm sao để website của bạn vừa đẹp, đồng thời vừa có kích thước nhỏ gọn, không để người dùng phải đợi lâu khi tải thông tin .

 

Về bố cục


 

Các chuyên gia về thương mại điện tử của Tổ chức Thương mại quốc tế ITC đã cho chúng ta một lời khuyên rất quý báu: "Hãy làm sao để người xem chỉ cần nhấn chuột không quá 3 lần để thấy thông tin cần tìm". Nếu bạn đã từng mua hàng ở các siêu thị thì rất dễ nhận thấy vấn đề này. Trong một siêu thị tốt có hệ thống chỉ đường rõ ràng , bạn biết ngay thứ bạn cần nằm ở đâu, ngoài ra bạn còn có thể "tìm kiếm nhanh" bằng cách hỏi nhân viên phục vụ. Một siêu thị kém thì khác, đi lòng vòng cả buổi nhiều khi tìm không ra. Với website cũng vậy.
Nếu đạt được ba mục tiêu trên, có thể nói bạn đã xây dựng được một website có chất lượng. Tất nhiên mọi sự không chỉ dừng lại ở đó, chúng tôi sẽ đề cập đến các khía cạnh kỹ thuật cần quan tâm trong bài viết khác.
Vậy làm thế nào để có một website thực sự có chất lượng và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp? Câu hỏi không đơn giản và để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy làm một phép so sánh: website "nhà riêng", website "cửa hàng", website "nhà máy", website "siêu thị" v.v... Và đồng nhất giữa các loại website đó là có những bước cơ bản bắt buộc cần lưu tầm để có một website chất lượng, bao gồm:

 

+Bước 1: Hãy xác định rõ chúng ta cần gì. Đó là bước đầu tiên, và rất quan trọng.




+Bước 2: Tiếp theo là phải tìm cho được những "kiến trúc sư" vả cả những "thợ xây" có đủ khả năng để hiện thực hoá yêu cầu của bạn, cũng như phải dự trù được cần đầu tư bao nhiêu cho "công trình xây dựng" tương lai. Bạn đã tìm được những người có khả năng thực hiện được ý tưởng của bạn và ký được hợp đồng, đó là bước thứ hai.

+Bước 3: Khi làm việc cùng nhà thiết kế, nhà phát triển website, hãy cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của "kiến trúc sư", thông tin càng nhiều, hình ảnh càng nhiều càng có nhiều cơ hội để tìm được những ý tưởng sáng tạo độc đáo. Bạn có thể khá vất vả trong giai đoạn này, nhưng không có cách nào khác. Bạn là người hiểu doanh nghiệp của mình rõ nhất.

+Bước 4: Công trình của bạn đã hoàn thành, bạn cần đưa nó lên mạng, hay còn gọi là hosting(lưu trữ website) và tiến hành quảng cáo, giới thiệu. Cũng giống như sau khi khai trương một cửa hàng vậy, không có quảng cáo, giới thiệu sẽ không có khách đến giao dịch, mua bán. Ít nhất thì bạn cũng phải đăng ký tên, địa chỉ của "cửa hàng" trong các "sổ tra cứu", các "catalog" về sản phẩm, dịch vụ. Trong thế giới Internet người ta gọi là các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Altavista v.v... Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng và không thể bỏ qua. Nếu bạn không làm tốt điều này, toàn bộ công sức cho ba giai đoạn trước có thể nói là phí phạm.

+Bước 5: Những công việc trên đã xong, đến đây, có thể nói vai trò của những người "thợ xây" đã kết thúc. Website của bạn có phát triển được hay không, có giữ được khách hay không là do bạn. Nếu bạn luôn cập nhật, đổi mới thông tin, đưa ra những chiến dịch khuyến mãi, có những phương pháp tiếp thị độc đáo, website của bạn sẽ mang lại hiệu quả. Đây là giai đoạn ổn định và thú vị nhất.
+Bước 6: Hãy chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai, công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, những gì tưởng như không thể khi bạn đang thiết kế website, một vài tháng hoặc vài năm sau đã trở thành hiện thực. 

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Bảng mã màu cho web (web color)

Bảng mã màu sắc thông dụng và đẹp dùng cho việc thiết kế giao diện website.






































F7AFB3FFA8ACF7C4AFFFC0A8FBDBACFFDCA8
F15F66FF5159F1885FFF8151F1B75FFFBA51
EA151EFF000BEA5015FF4700EA9515FF9A00
9A0E14A800079A350EA82E009A620EA86500






































BAEDD3A8FFD4BAEDEDA8FFFFBAD3EDA8D4FF
74DCA851FFA974DCDC51FFFF74A8DC51A9FF
33CB8000FF8233CBCB00FFFF3380CB51A9FF
22865400A85522868600A8A82254860055A8






































F7D9AFFFDBA8F7E8AFFFECA8F7F5AFFFFCA8
F1B55FFFB851F1D15FFFD951F1EC5FFFFA51
EA9415FF9800EABC15FFC800EAE515FFF900
9A610EA864009A7C0EA884009A970EA8A400









































































F6BFB1FFBAA8FDC7AAFFC6A8FDD3AAFFD2A8
EE8062FF7651FC8F54FF8E51FCA654FFA551
E64419FF3600FB5B04FF5900FB7D04FF7C00
982D10A82300A53B03A83A00A55203A85100
C7DFDEBFE7E5C7D6DFBFD9E7C7CEDFBFCAE7
90C0BE80D0CD90AFC080B4D0909DC08095D0
5CA2A044BBB65C89A24491BB5C6FA24464BB
2D7B783D5B6B2D5F7B3D496B2D427B2D427B









































































D3EDBAD2FFA8C6EDBABCFFA8BAEDBBA8FFAA
A7DC74A6FF518DDC747AFF5174DC7751FF55
7ECB337DFF0057CB333CFF0033CB3700FF06
53862252A80039862227A80022862400A803
D8BAEDDCA8FFE0BAEDEAA8FFE9BAEDF9A8FF
B274DCB951FFC374DCD651FFD574DCF351FF
8E33CB9900FFA733CBC300FFC133CBEE00FF
5D22866400A86E22868000A87F22869D00A8









































































F6D2B1FFD1A8F6D9B1FFDBA8F6E1B1FFE5A8
EEA562FFA451EEB462FFB851EEC562FFCC51
EEA562FFA451EEB462FFB851EEC562FFCC51
985110A85000986010A86400987010A87700
BAE2EDA8EDFFBACFEDA8CBFFBABAEDA8A9FF
74C6DC51DBFF749EDC5197FF7476DC5154FF
33ACCB00CBFF3371CB0067FF3336CB0004FF
2271860085A8224A860043A82223860002A8

.












































































































FDC7AAFFCDA8EDD4BAFFD6A8EDDABAFFDFA8
FC8F54FF8E51DCAB74FFAE51DCB674FFC051
FB5B04FF5900CB8533FF8900CB9433FFA300
A53B03A83A00865722A85A00866122A86B00
D9C2E4DEB6F0E3C2E4F0B6ECE4C2D3F0B6D7
B586CABE6DE3C986CAE16DE3CA86A8E36DAF
934DB2A129D6B04DB2D329D6B24D80D6298A
603375691B8D7433758B1B8D7533548D1B5B
C0EDBAB2FFA8BAEDBAA8FFA8BAEDD4A8FFD5
81DC7466FF5175DC7452FF5174DCAA51FFAC
46CB331FFF0034CB3301FF0033CB8200FF85
2E862214A80022862200A80022865500A857












































































































CFC8DECDC0E6D6C8DED8C0E6DEC8DEE1C4E2
A091BF9B81CFAF91BFB381CFBD91BFC48AC6
745DA16C46B8895DA19046B89F5DA1A953AB
4D3E6A472F795A3E6A5F2F79693E6A6F3771
F3B4BAFFA8B0F3BDB4FFB5A8F3CEB4FFCBA8
E86875FF5162E87C68FF6C51E89C68FF9751
DD2234FF0019DD3E22FF2700DD6E22FF6700
921622A80010922916A81900924816A84300
C8DEDEC0E6E5C8DBDEC0E0E6C8D7DEC0DAE6
91BFBE81CFCC91B8BF81C3CF91B0BF81B5CF
5DA19F46B8B55D97A146A7B85D8BA14693B8
3E6A692F79773E636A2F6E793E5C6A2F6179












































































































F7E4AFFFE8A8F7EDAFFFF2A8F7F5AFFFFCA8
F1CB5FFFD251F1DC5FFFE651F1EC5FFFFA51
EAB315FFBD00EACC15FFDB00EAE515FFF900
9A750EA87C009A860EA890009A970EA8A400
F3B4C8FFA8C3F3B4B5FFA8A9F3BDB4FFB4A8
E76990FF5187E7696BFF5154E77B69FF6951
DC235CFF004FDC2326FF0004DC3C23FF2300
91173DA80034911719A80002912817A81700
BAD3EDA8D4FFBEBAEDAFA8FFD0BAEDCDA8FF
74A8DC51A9FF7D74DC5F51FFA174DC9B51FF
3380CB0082FF4033CB1500FF7433CB6C00FF
2254860055A82A22860D00A84D22864700A8


Sưu tầm